Truyền thuyết về Trần Nhân Tông
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Truyền thuyết về Trần Nhân Tông
100
ngày sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông về cõi niết bàn, lưng chừng
núi bỗng thoang thoảng mùi thơm. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư
tử, một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái.
Một góc Trúc Lâm - Yên Tử. Ảnh: Tư liệu
Việc Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành đã để lại nhiều truyền
thuyết và gắn chặt chẽ với những di tích, danh thắng nổi
tiếng trên núi Yên Tử.
Tục truyền rằng sau khi vượt
dốc vào Yên Tử, thầy trò Trần Nhân Tông tắm ở một dòng suối.
Trưa hè oi ả, vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước
trong xanh. Tiếng nước réo rắt hòa với tiếng chim rừng lảnh
lót, hoa muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Nhà vua
trồng cây đa bên bờ để người sau có bóng nghỉ. Kể từ dịp ấy
suối được đặt tên là suối Vua Tắm.
Thầy
trò nhà vua tiếp tục lên đường đến một quả núi tròn như mâm
xôi. Bảo Sái mở túi lục tìm cơm chay cho thầy mới giật mình
sực nhớ là suất ăn đã đưa cho ba tên cướp ở cửa rừng. Vua
Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay bữa rồi nằm
nghỉ trên quả núi. Về sau, nơi đây dựng chùa mang tên Cấm Thực
(không ăn), như thể khắc ghi hành động quên mình cứu độ chúng
sinh của vị hoàng đế tu hành.
Khi
Trần Nhân Tôn lên Yên Tử, vua Anh Tông vì không yên tâm đã sai cung
tần mỹ nữ đi theo hầu hạ. Trần Nhân Tông khuyên họ trở lại
triều đình hoặc quê cũ làm ăn, song các cung nữ đã trẫm mình
xuống suối Hồ Khê để tỏ lòng trung trinh. Vua Trần xót thương,
cho lập đàn tràng làm lễ giải oan những linh hồn cung nữ. Nơi
lập đàn tràng sau dựng chùa Giải Oan và suối Hổ Khê được đổi
cùng tên từ thuở ấy.
Truyền
thuyết còn kể rằng niên hiệu Long Hưng thứ 16, ngày mồng 5
tháng 10, chị gái của vua Trần Nhân Tông là công chúa Thiên
Thụy cho người lên núi, tâu rằng: "Công chúa bệnh tình nguy
kịch, muốn được trông thấy điều ngự lần cuối". Trần Nhân Tông
liền chống gậy xuống núi, chỉ có một người đi theo.
Ngày
mồng 10 tới kinh đô, ngày 16 dặn dò xong lại trở về núi. Trên
đường về, người như linh cảm thấy số mệnh mình nên đã qua một
số chùa để giã từ tăng hữu. Tối ấy, người nghỉ chân ở chùa
Siêu Loại, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Sáng hôm sau, người đi
đến chùa Cổ Pháp, huyện Nam Sách, Hải Dương.
Ngày
17, người nghỉ chân ở chùa Sùng Nghiêm, huyện Chí Linh, Hải
Dương. Ngày 18, người đến chùa Tú Lâm gần đó. Thấy đau đầu,
người liền nói với hai nhà sư Tử Nan và Hoàng Trung rằng: "Ta
muốn lên am Ngoa Vân, nhưng chân không bước nổi, biết làm sao
đây?". Hai nhà sư thưa: "Đệ tử xin hết sức giúp đỡ".
Tới
quá chiều vua Trần mới lên được đỉnh núi Ngoạ Vân. Đây là ngọn
núi cao nhất vùng thuộc làng Yên Sinh, huyện Đông Triều, quê
gốc họ Trần. Trong thời gian tu ở Yên Tử, Trần Nhân Tông đã cho
lập một am ở đây, đặt tên là Ngọa Vân (nằm trên mây), từ đó
thành tên núi. Đôi khi người dừng chân đọc sách và tham thiền,
nên đã có lối mòn đi tắt sang Yên Tử. Trần Nhân Tông cảm ơn hai
nhà sư và bảo: "Thôi xuống núi ngay đi, chăm chỉ việc tu hành,
chớ coi sinh tử là chuyện chơi".
Ngày
19, Trần Nhân Tông sai người hầu là Pháp Không lên núi Yên Tử
gọi là Bảo Sái. Bảo Sái tới suối Doanh, trông thấy một đám
mây đen từ phía Ngoạ Vân bay qua núi Lỗi, đến suối thì nước
dâng cao mấy trượng rồi lại phẳng lặng như thường. Bỗng thấy
hai con rồng, đầu to như đầu ngựa cùng nghển cổ lên cao đến
một trượng, hai mắt sáng như sao, một lúc thì biến mất.
Ngày 21, Bảo Sái tới Ngọa Vân. Trần Nhân Tông cười nói: "Ta
sắp đi đây, sao ngươi tới muộn thế? Trong pháp thuật có chỗ
nào chưa hiểu thì hỏi ngay đi".
Mấy
ngày liền, trời đất tối tăm, gió gào dữ dội, mưa như trút
nước. Bỗng đêm ngày mồng Hai, rạng ngày mồng Ba tháng 11, trời
quang mây tạnh. Vua hỏi: "Giờ này là giờ gì?". Bảo Sái thưa:
"Bây giờ là giờ Tý". Vua đẩy cửa sổ ra và nói: "Giờ của ta
đó!". Nói xong, người nằm dáng sư tử, rồi tịch ngay trong am
trên núi. Đó là ngày mồng Ba, tháng Mười một, năm Mậu Thân
(1308). Trần Nhân Tông hưởng thọ 51 tuổi.
Có
sự tích còn kể rằng trước khi tịch diệt về cõi niết bàn,
người bảo mọi người hãy xuống núi, sau đúng 100 ngày mới đến
được đến gần, thấy núi thơm thì hãy hỏa táng thi hài, nếu
không thì thôi. Mọi người tuân theo, đúng 100 ngày sau tới lưng
chừng núi đã thấy thoang thoảng mùi thơm. Người vẫn nằm
nghiêng dáng sư tử một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi
trái.
Đời
sau còn lưu luyến trong dân gian bài thơ về hình ảnh trên, trong
đó có câu: "Thân Tổ nằm nghiêng, trúc một mầm...". Tuyên theo di
chúc, Pháp Loa đã hỏa thiêu thi hài người, sau đó lấy tro viên
thành một ngàn viên xá lỵ, một số đưa về táng ở cung vua, một
số táng ở vườn Huệ Quang trên Yên Tử.st
ngày sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông về cõi niết bàn, lưng chừng
núi bỗng thoang thoảng mùi thơm. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư
tử, một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái.
Một góc Trúc Lâm - Yên Tử. Ảnh: Tư liệu
Việc Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành đã để lại nhiều truyền
thuyết và gắn chặt chẽ với những di tích, danh thắng nổi
tiếng trên núi Yên Tử.
Tục truyền rằng sau khi vượt
dốc vào Yên Tử, thầy trò Trần Nhân Tông tắm ở một dòng suối.
Trưa hè oi ả, vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước
trong xanh. Tiếng nước réo rắt hòa với tiếng chim rừng lảnh
lót, hoa muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Nhà vua
trồng cây đa bên bờ để người sau có bóng nghỉ. Kể từ dịp ấy
suối được đặt tên là suối Vua Tắm.
Thầy
trò nhà vua tiếp tục lên đường đến một quả núi tròn như mâm
xôi. Bảo Sái mở túi lục tìm cơm chay cho thầy mới giật mình
sực nhớ là suất ăn đã đưa cho ba tên cướp ở cửa rừng. Vua
Trần vui vẻ cùng Bảo Sái uống nước suối thay bữa rồi nằm
nghỉ trên quả núi. Về sau, nơi đây dựng chùa mang tên Cấm Thực
(không ăn), như thể khắc ghi hành động quên mình cứu độ chúng
sinh của vị hoàng đế tu hành.
Khi
Trần Nhân Tôn lên Yên Tử, vua Anh Tông vì không yên tâm đã sai cung
tần mỹ nữ đi theo hầu hạ. Trần Nhân Tông khuyên họ trở lại
triều đình hoặc quê cũ làm ăn, song các cung nữ đã trẫm mình
xuống suối Hồ Khê để tỏ lòng trung trinh. Vua Trần xót thương,
cho lập đàn tràng làm lễ giải oan những linh hồn cung nữ. Nơi
lập đàn tràng sau dựng chùa Giải Oan và suối Hổ Khê được đổi
cùng tên từ thuở ấy.
Truyền
thuyết còn kể rằng niên hiệu Long Hưng thứ 16, ngày mồng 5
tháng 10, chị gái của vua Trần Nhân Tông là công chúa Thiên
Thụy cho người lên núi, tâu rằng: "Công chúa bệnh tình nguy
kịch, muốn được trông thấy điều ngự lần cuối". Trần Nhân Tông
liền chống gậy xuống núi, chỉ có một người đi theo.
Ngày
mồng 10 tới kinh đô, ngày 16 dặn dò xong lại trở về núi. Trên
đường về, người như linh cảm thấy số mệnh mình nên đã qua một
số chùa để giã từ tăng hữu. Tối ấy, người nghỉ chân ở chùa
Siêu Loại, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Sáng hôm sau, người đi
đến chùa Cổ Pháp, huyện Nam Sách, Hải Dương.
Ngày
17, người nghỉ chân ở chùa Sùng Nghiêm, huyện Chí Linh, Hải
Dương. Ngày 18, người đến chùa Tú Lâm gần đó. Thấy đau đầu,
người liền nói với hai nhà sư Tử Nan và Hoàng Trung rằng: "Ta
muốn lên am Ngoa Vân, nhưng chân không bước nổi, biết làm sao
đây?". Hai nhà sư thưa: "Đệ tử xin hết sức giúp đỡ".
Tới
quá chiều vua Trần mới lên được đỉnh núi Ngoạ Vân. Đây là ngọn
núi cao nhất vùng thuộc làng Yên Sinh, huyện Đông Triều, quê
gốc họ Trần. Trong thời gian tu ở Yên Tử, Trần Nhân Tông đã cho
lập một am ở đây, đặt tên là Ngọa Vân (nằm trên mây), từ đó
thành tên núi. Đôi khi người dừng chân đọc sách và tham thiền,
nên đã có lối mòn đi tắt sang Yên Tử. Trần Nhân Tông cảm ơn hai
nhà sư và bảo: "Thôi xuống núi ngay đi, chăm chỉ việc tu hành,
chớ coi sinh tử là chuyện chơi".
Ngày
19, Trần Nhân Tông sai người hầu là Pháp Không lên núi Yên Tử
gọi là Bảo Sái. Bảo Sái tới suối Doanh, trông thấy một đám
mây đen từ phía Ngoạ Vân bay qua núi Lỗi, đến suối thì nước
dâng cao mấy trượng rồi lại phẳng lặng như thường. Bỗng thấy
hai con rồng, đầu to như đầu ngựa cùng nghển cổ lên cao đến
một trượng, hai mắt sáng như sao, một lúc thì biến mất.
Ngày 21, Bảo Sái tới Ngọa Vân. Trần Nhân Tông cười nói: "Ta
sắp đi đây, sao ngươi tới muộn thế? Trong pháp thuật có chỗ
nào chưa hiểu thì hỏi ngay đi".
Mấy
ngày liền, trời đất tối tăm, gió gào dữ dội, mưa như trút
nước. Bỗng đêm ngày mồng Hai, rạng ngày mồng Ba tháng 11, trời
quang mây tạnh. Vua hỏi: "Giờ này là giờ gì?". Bảo Sái thưa:
"Bây giờ là giờ Tý". Vua đẩy cửa sổ ra và nói: "Giờ của ta
đó!". Nói xong, người nằm dáng sư tử, rồi tịch ngay trong am
trên núi. Đó là ngày mồng Ba, tháng Mười một, năm Mậu Thân
(1308). Trần Nhân Tông hưởng thọ 51 tuổi.
Có
sự tích còn kể rằng trước khi tịch diệt về cõi niết bàn,
người bảo mọi người hãy xuống núi, sau đúng 100 ngày mới đến
được đến gần, thấy núi thơm thì hãy hỏa táng thi hài, nếu
không thì thôi. Mọi người tuân theo, đúng 100 ngày sau tới lưng
chừng núi đã thấy thoang thoảng mùi thơm. Người vẫn nằm
nghiêng dáng sư tử một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi
trái.
Đời
sau còn lưu luyến trong dân gian bài thơ về hình ảnh trên, trong
đó có câu: "Thân Tổ nằm nghiêng, trúc một mầm...". Tuyên theo di
chúc, Pháp Loa đã hỏa thiêu thi hài người, sau đó lấy tro viên
thành một ngàn viên xá lỵ, một số đưa về táng ở cung vua, một
số táng ở vườn Huệ Quang trên Yên Tử.st
Similar topics
» truyền thuyết cỏ 4 lá....
» Tổng hợp công thức, lý thuyết, bài tập Vật lý 12 ôn thi ĐH, CĐ
» MU KIM LONG –TRUYỀN THUYẾT RỒNG
» Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"
» Truyền thuyết ngày valentin, The legend of Valentine's Day
» Tổng hợp công thức, lý thuyết, bài tập Vật lý 12 ôn thi ĐH, CĐ
» MU KIM LONG –TRUYỀN THUYẾT RỒNG
» Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và "Truyện Kiều"
» Truyền thuyết ngày valentin, The legend of Valentine's Day
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết