Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ

Go down

Bạn có đồng ý với những ý kiến trên?

Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_lcap100%Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_rcap 100% 
[ 8 ]
Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_lcap0%Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_rcap 0% 
[ 0 ]
Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_lcap0%Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Vote_rcap 0% 
[ 0 ]
 
Tổng số bầu chọn : 8
Back
 
 

Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ Empty Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ

Bài gửi by test 27/10/12, 09:33 am

PGS Văn Như Cương: Hiện nay, Toán phổ thông thừa ít nhất 50%, có nhiều kiến thức thừa, vô bổ đối với học sinh. Phải xác định phổ thông là như thế nào, là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, đơn giản, phổ cập nhất để ra cuộc sống làm nghề, áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, có thể thấy rõ kiến thức Toán hiện đang xa rời mục tiêu ấy.

Thực tế, ngoài các nhà Toán học nghiên cứu chuyên sâu, không ai sử dụng số ảo, số phức kể cả kỹ sư, nhà thơ, nhà lãnh đạo… cũng không cần. Vậy mà năm nào, đề thi tốt nghiệp cũng có một bài số phức. Chỉ học lý thuyết suông chứ đâu có vận dụng được vào thực tế. Phải đặt câu hỏi là ra cuộc sống, công việc nghề vận dụng bao nhiêu phần trăm kiến thức phổ thông? Vậy học để làm gì? Để thi à?

Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ PGS-Van-Nhu-Cuong-giaoduc.net.vn_1
PGS Văn Như Cương là người trực tiếp dạy Toán nhiều năm cho rằng, chương trình Toán phổ thông hiện nay thừa nhiều, không cần thiết.
PGS Văn Như Cương: Trong đại số, tôi thấy, phần tích phân, số phức là thừa. Mở rộng đến số hữu tỷ là được rồi, chứ không cần phải dạy trường số phức làm gì cả. Còn hình học có phép biến hình trong không gian là không cần thiết.

Trên thực tế, người kỹ sư xây dựng làm mặt cầu nhưng không nhất thiết phải học mặt cầu mới có thể làm được. Còn những bài toán lượng giác thì không bao giờ gặp trên thực tế.

Đó là môn Toán, còn môn Văn cũng có nhiều người kêu rằng, học sinh phải học những bài thơ, bài văn quá khó trong khi đó cách làm văn, ngôn từ thì chưa tốt. Lẽ nào học sinh tiểu học hiểu được bài thơ “Qua đèo ngang” (Bà huyện Thanh Quan)? Hay thể thơ Đường Luật là quá khó!

-Vậy tại sao bộ SGK trong nhiều năm vẫn không bỏ phần thừa mà vẫn cứ dạy năm này qua năm khác?

PGS Văn Như Cương: Đó là kiến thức thừa, vô bổ nên chẳng có tác dụng gì. Tại sao cho vào? Bộ GD muốn có tương thích với nước ngoài, nhưng phải dựa vào trình độ thực tế ở Việt Nam để dạy hay bỏ chứ. Ở nước ngoài, họ có học toán tích phân nhưng họ có 6 – 8 tiết/ tuần, còn ở Việt Nam ban cơ bản chỉ có 3 tiết/tuần; ban nâng cao 4 tiết/ tuần. Vậy chúng ta thời lượng ít, nhưng kiến thức vẫn thế thì thừa, nặng là đương nhiên. Trẻ làm sao học được!

Vì thế, chúng ta không thể bê nguyên kiến thức, chương trình của nước ngoài áp dụng vào Việt Nam. Chương trình Toán của ta từ thời Pháp tương đối tốt, vậy tại sao chúng ta không kế thừa chọn lọc truyền thống đó và học hỏi thêm các nước tiên tiến để đưa ra một chương trình phù hợp với tình hình thực tế giáo dục nước ta?

Ví dụ, ở trường tôi vẫn phải dạy theo chương trình của Bộ GD, sách giáo khoa chung. Biết là thừa nhưng vẫn phải theo, phải thực hiện dạy thật, học thật. Ở Trường THPT Lương Thế Vinh, tôi nâng lên 6 tiết Toán/ 1 tuần. Nhiều phụ huynh thắc mắc là giảm tải mà sao lại tăng tiết, tăng giờ, bhưng tôi lý giải, tăng tiết mới là giảm tải, phù hợp với lượng kiến thức ấy.

-Nếu là người biên soạn SGK Toán học, ông sẽ bỏ và thêm những phần nào để phù hợp với học sinh, với thực tế giáo dục ở nước ta?

PGS Văn Như Cương: Tôi đề nghị bỏ từng chương, từng bài trong quyển sách giáo khoa (SGK) Toán. Ví dụ như chương tích phân, phép biến hình trong không gian và những bài về số phức, lượng giác học. Và đồng thời thêm vào đó những kiến thức thực tế, gắn liền với cuộc sống hàng ngày như Xác suất thống kê. Thực tế, nó được đưa vào từ cấp 2. Tất nhiên, chỉ ở mức đơn giản, tính toán tỷ lệ phần trăm, biểu đồ… Ví dụ, một học sinh nên biết tính toán số điện, chi tiêu trong gia đình, làm cách nào để tính phần trăm hao hụt, thống kê số tiền mỗi tháng…

Tuy nhiên, hiện nay số tiết Xác suất thống kê rất ít, chỉ dừng lại ở các khái niệm và các thầy không được đào tạo kiến thức đó trong các trường sư phạm nên không gây hứng thú cho người học. Theo tôi nên tăng cường các bài tập thực tế.

-Từ năm học 2011 – 2012, Bộ GD quyết định giảm tải chương trình SGK, ông đánh giá sao về hiệu quả của chủ trương đó?

PGS Văn Như Cương: Chương trình, cấu trúc đào tạo thì không dám làm, giảm tải thì vụn vặt, vô bổ. Sau một năm thực hiện chủ trương thì hiệu quả giảm tải bằng 0. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi Bộ giảm tải SGK bằng cách bỏ câu C trong một bài tập; bỏ một ví dụ trong 3 ví dụ... mà không hề bỏ khái niệm, phần kiến thức không phù hợp. Vậy thì giảm tải để làm gì? Bỏ cũng như không. Theo tôi, làm giáo dục theo kiểu “công chức” giáo dục là không ổn.

Giáo dục Việt Nam
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết