Những chiêu lừa kiếm tiền qua mạng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những chiêu lừa kiếm tiền qua mạng
Tưởng dễ như ăn bỏng ngô nhưng thực chất, bạn đã bị lừa ngọt xớt.
Nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền trực tuyến của một bộ phận cư dân mạng, không ít “công ty ma” đã quảng bá về các hình thức kiếm tiền với tiêu chí “nhẹ nhàng, nhanh gọn” kèm theo mức thù lao cực kỳ hấp dẫn. Nhiều teen sau khi bị lôi cuốn bởi những mẩu quảng cáo hấp dẫn đã không ngại tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian mà vẫn hoàn toàn tay trắng.
Kiếm tiền bằng cách xem quảng cáo
Một trong những hình thức kiếm tiền trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, "tấn công" teen trên mọi mặt trận từ "bom" YM, đến gửi email là lời chào mời click vào những mẩu quảng cáo (PTC - pay to click). Người tham gia “chỉ mất từ 5 - 10 phút mỗi ngày để nhấp chuột” là có ngay lương tháng.
Neobux, một trong những trang web lừa kiếm tiền phổ biến nhất hiện nay
Hình thức kiếm tiền này còn khuyến khích người tham gia giới thiệu đến gia đình, bạn bè... nếu lượng người hưởng ứng càng đông thì mức tiền thưởng cũng từ đó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn hoạt động tích cực, tài khoản có thể được nâng lên ở hàng cao cấp, với mức lương hứa hẹn lên đến hàng ngàn đô-la mỗi năm. Hấp dẫn thế, nhưng đây thực chất là một hành vi lừa đảo trắng trợn. Không có một cơ sở, bằng chứng, hợp đồng nào chứng minh bạn sẽ nhận được tiền sau khi nhấp chuột hoặc bất cứ thủ tục nào để nhận tiền ngoài những lời hứa suông qua email vô thưởng vô phạt.
Thêm nữa, các công ty ma này chẳng buồn lấy thông tin của bạn (thì làm sao thanh toán tiền) và bạn cũng chẳng có gì nhiều từ công ty đó (làm sao để đòi nợ?). Hành vi lừa đảo này tuy cũ nhưng vẫn lôi kéo được không ít teen tham gia, đặc biệt sau khi được phổ biến từ bạn bè, người thân. Một số website nổi tiếng trong hoạt động quảng bá kiếm tiền bằng hình thức PTC là Neobux, LogiPTC, Niftyclick, Cashnhit,...
Upload dữ liệu để kiếm tiền
Song song với hình thức PTC, mô hình kiếm tiền bằng phương pháp upload dữ liệu (PTU - pay to upload) cũng xuất hiện khá phổ biến trên các diễn đàn trực tuyến. Người tham gia sẽ đăng các dữ liệu như phim, nhạc, ebook, phần mềm... lên một số website lưu trữ dữ liệu miễn phí, các website này sẽ thưởng tiền cho người tham gia dựa trên số lượng người nhấp chuột và tải dữ liệu về. Ngoài ra, những trang web này sẽ thưởng thêm hoa hồng nếu lôi kéo được nhiều người mua tài khoản trả phí (premium) của họ.
Việc kiếm tiền qua mạng không đơn giản và luôn gặp nhiều rủi ro
Với hình thức đơn giản và mức thù lao hấp dẫn, mô hình này đã thuyết phục được khá nhiều người tham gia đang ở độ tuổi sinh viên, có cơ hội làm việc nhiều trên máy tính. Tuy nhiên, đa phần những website đều thuộc dạng tự phát, không được quản lý nên cơ hội kiếm tiền từ hình thức này chỉ dễ dàng lúc nghe quảng cáo mà thôi. Minh, sinh viên thuộc một trường đại học ở Q.5 (TP HCM) sau nhiều ngày bỏ công sức upload dữ liệu thì tài khoản được tăng thêm 0,1 đô-la, tuy nhiên cậu không biết làm cách nào để rút được tiền.
Kiếm tiền bằng việc đọc email
Chỉ cần đăng ký qua một website, hằng ngày người tham gia có thể nhận các mail quảng cáo để đọc và gửi thêm cho nhiều người để được tính tiền hoa hồng. Trò này cũng y sì đúc với trò xem quảng cáo trả tiền cả về hình thức lẫn chiêu lừa.
Những trang web lừa đảo thường gửi rất nhiều mail, với mức tiền thưởng được hứa hẹn rất cao, trong khi mức chi phí quảng cáo lại rất thấp. Để tăng uy tín cho mô hình kiếm tiền này, các website trên thường gửi mẩu tin tuyển dụng đến các hộp thư, hoặc ngụy trang website của mình với giao diện của các trang nổi tiếng như BBC, CNN... và dễ dàng lấy được lòng tin của người đọc.
Kiếm tiền nhờ... xem Youtube
“Chân dung” một trang web lừa đảo nhờ Youtube
Sự thật là bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ YouTube khi đã sở hữu những clip với lượt view cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, nếu ai đó giới thiệu về việc kiếm tiền nhờ xem các clip trên YouTube thì rất có thể bạn đã bị lừa. Thông qua một website trung gian, người tham gia có thể xem được các clip trên YouTube với mức thù lao 2-3 đô-la/ngày, nhưng đồng thời cũng bị lừa để click vào các mẫu quảng cáo trên website đó. Mô hình lừa đảo này tuy đơn giản nhưng tỏ ra khá hữu hiệu khi lấy giao diện của website như một bản sao của YouTube, từ đó lợi dụng sự tin tưởng của cư dân YouTube và lượng truy cập đông đảo của mạng xã hội video nổi tiếng này.
Nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền trực tuyến của một bộ phận cư dân mạng, không ít “công ty ma” đã quảng bá về các hình thức kiếm tiền với tiêu chí “nhẹ nhàng, nhanh gọn” kèm theo mức thù lao cực kỳ hấp dẫn. Nhiều teen sau khi bị lôi cuốn bởi những mẩu quảng cáo hấp dẫn đã không ngại tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian mà vẫn hoàn toàn tay trắng.
Kiếm tiền bằng cách xem quảng cáo
Một trong những hình thức kiếm tiền trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, "tấn công" teen trên mọi mặt trận từ "bom" YM, đến gửi email là lời chào mời click vào những mẩu quảng cáo (PTC - pay to click). Người tham gia “chỉ mất từ 5 - 10 phút mỗi ngày để nhấp chuột” là có ngay lương tháng.
Neobux, một trong những trang web lừa kiếm tiền phổ biến nhất hiện nay
Hình thức kiếm tiền này còn khuyến khích người tham gia giới thiệu đến gia đình, bạn bè... nếu lượng người hưởng ứng càng đông thì mức tiền thưởng cũng từ đó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn hoạt động tích cực, tài khoản có thể được nâng lên ở hàng cao cấp, với mức lương hứa hẹn lên đến hàng ngàn đô-la mỗi năm. Hấp dẫn thế, nhưng đây thực chất là một hành vi lừa đảo trắng trợn. Không có một cơ sở, bằng chứng, hợp đồng nào chứng minh bạn sẽ nhận được tiền sau khi nhấp chuột hoặc bất cứ thủ tục nào để nhận tiền ngoài những lời hứa suông qua email vô thưởng vô phạt.
Thêm nữa, các công ty ma này chẳng buồn lấy thông tin của bạn (thì làm sao thanh toán tiền) và bạn cũng chẳng có gì nhiều từ công ty đó (làm sao để đòi nợ?). Hành vi lừa đảo này tuy cũ nhưng vẫn lôi kéo được không ít teen tham gia, đặc biệt sau khi được phổ biến từ bạn bè, người thân. Một số website nổi tiếng trong hoạt động quảng bá kiếm tiền bằng hình thức PTC là Neobux, LogiPTC, Niftyclick, Cashnhit,...
Upload dữ liệu để kiếm tiền
Song song với hình thức PTC, mô hình kiếm tiền bằng phương pháp upload dữ liệu (PTU - pay to upload) cũng xuất hiện khá phổ biến trên các diễn đàn trực tuyến. Người tham gia sẽ đăng các dữ liệu như phim, nhạc, ebook, phần mềm... lên một số website lưu trữ dữ liệu miễn phí, các website này sẽ thưởng tiền cho người tham gia dựa trên số lượng người nhấp chuột và tải dữ liệu về. Ngoài ra, những trang web này sẽ thưởng thêm hoa hồng nếu lôi kéo được nhiều người mua tài khoản trả phí (premium) của họ.
Việc kiếm tiền qua mạng không đơn giản và luôn gặp nhiều rủi ro
Với hình thức đơn giản và mức thù lao hấp dẫn, mô hình này đã thuyết phục được khá nhiều người tham gia đang ở độ tuổi sinh viên, có cơ hội làm việc nhiều trên máy tính. Tuy nhiên, đa phần những website đều thuộc dạng tự phát, không được quản lý nên cơ hội kiếm tiền từ hình thức này chỉ dễ dàng lúc nghe quảng cáo mà thôi. Minh, sinh viên thuộc một trường đại học ở Q.5 (TP HCM) sau nhiều ngày bỏ công sức upload dữ liệu thì tài khoản được tăng thêm 0,1 đô-la, tuy nhiên cậu không biết làm cách nào để rút được tiền.
Kiếm tiền bằng việc đọc email
Chỉ cần đăng ký qua một website, hằng ngày người tham gia có thể nhận các mail quảng cáo để đọc và gửi thêm cho nhiều người để được tính tiền hoa hồng. Trò này cũng y sì đúc với trò xem quảng cáo trả tiền cả về hình thức lẫn chiêu lừa.
Những trang web lừa đảo thường gửi rất nhiều mail, với mức tiền thưởng được hứa hẹn rất cao, trong khi mức chi phí quảng cáo lại rất thấp. Để tăng uy tín cho mô hình kiếm tiền này, các website trên thường gửi mẩu tin tuyển dụng đến các hộp thư, hoặc ngụy trang website của mình với giao diện của các trang nổi tiếng như BBC, CNN... và dễ dàng lấy được lòng tin của người đọc.
Kiếm tiền nhờ... xem Youtube
“Chân dung” một trang web lừa đảo nhờ Youtube
Sự thật là bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ YouTube khi đã sở hữu những clip với lượt view cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, nếu ai đó giới thiệu về việc kiếm tiền nhờ xem các clip trên YouTube thì rất có thể bạn đã bị lừa. Thông qua một website trung gian, người tham gia có thể xem được các clip trên YouTube với mức thù lao 2-3 đô-la/ngày, nhưng đồng thời cũng bị lừa để click vào các mẫu quảng cáo trên website đó. Mô hình lừa đảo này tuy đơn giản nhưng tỏ ra khá hữu hiệu khi lấy giao diện của website như một bản sao của YouTube, từ đó lợi dụng sự tin tưởng của cư dân YouTube và lượng truy cập đông đảo của mạng xã hội video nổi tiếng này.
ione
test- Developer Team
- Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760
Similar topics
» kiếm tiền với những trang web uy tín đã được whyou91 kiểm chứng ne!
» Kiếm Tiền Qua Mạng Internet
» kiếm tiền trên mạng - mất 1 được mười
» Kỹ nghệ kiếm tiền trên những "xác" sim sinh viên
» Dịch vụ tiện ích ứng tiền mạng di động Viettel
» Kiếm Tiền Qua Mạng Internet
» kiếm tiền trên mạng - mất 1 được mười
» Kỹ nghệ kiếm tiền trên những "xác" sim sinh viên
» Dịch vụ tiện ích ứng tiền mạng di động Viettel
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết