Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh

Go down

8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh Empty 8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh

Bài gửi by test 23/09/11, 06:31 pm

Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây là 8 nguyên tắc đơn giản giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập.

8 nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh Ab8533time-spent-teaching-posters

Nguyên tắc 1:
Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc 2:
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm
khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời

Nguyên tắc 3:
Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact) cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy học sinh về vị trí của trạng từ trong câu "She is very beautiful", trạng từ "very" đứng trước tính từ "beautiful". Đó là fact. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Trở lại ví dụ trên, học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: "She is much more beautiful than her sister" bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ.

Nguyên tắc 4:
Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.

Nguyên tắc 5:
Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn "will be +Ving", giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại tiếp diễn mà học sinh đã biết "to be + Ving". Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn.

Nguyên tắc 6:
Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó.

Nguyên tắc 7:
Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với sinh viên các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.

Nguyên tắc 8:
Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi ch học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.

Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng.

Sưu tầm
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết