Cảm giác thi trượt....
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cảm giác thi trượt....
Thời điểm này, nhiều bạn đã biết điểm thi Đại học. Số ít người đạt điểm đậu giờ mới nhẹ lòng tính chuyện đi phượt. Vậy còn những bạn cũng đã lên kế hoạch phượt, nhưng điểm thấp thì sao? Số này lại đông hơn nhiều lần. “Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ. Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình”. Mấy câu thơ cũ, có thêm một lần vận đúng vào chuyện thi đỗ thi trượt thời nay? :l :l
Không ai muốn vừa ra khỏi cửa đã gặp ngay cơn mưa dữ. Chẳng ai mong đúng lúc cạn bình nước lại phải băng qua trảng cát rộng dưới nắng trời bỏng rát. Nhưng như Bill Gates từng nói: Cuộc sống vốn công bằng. Vì thế bạn hãy biết thích nghi với nó /-strong /-strong
Có thể phải đi hết một đời người mới hiểu được điều đó. Thông qua quá trình hình thành kỹ năng thích nghi, ta hiểu dần về cuộc sống và lẽ công bằng của nó. Từ đó không còn sợ hãi nữa. ;d ;d
Ai sợ hãi những cơn lũ, sẽ không thấy phù sa nó để lại mỗi mùa đi qua. Ai sợ cơn mưa sẽ không có cơ hội ngắm cầu vồng. Ai sợ thất bại sẽ nghèo nàn trải nghiệm. Ai sợ đường xa sẽ không biết có nhiều miền đất lạ trên địa cầu này. Ai sợ thử sức sẽ mãi mãi không nhận ra chính mình. Ai ngại cái mới, kỳ thị cái lạ lẫm ban sơ, sẽ không biết ngoài trời còn có trời. /-thanks /-thanks
Theo cách đó thì mỗi khúc quanh, mỗi thử thách, mỗi thất bại, mỗi biến cố đều chứa đựng trong nó những hạt mầm tích cực, những cơ hội ẩn giấu. Trượt Đại học là một thất bại, nhưng bản thân nó cũng là cơ hội. Trước hết là cơ hội nhận ra chính mình. Đó có phải cũng là lớp phù sa đáng giá để tạo ra cơ hội gieo trồng mới mẻ? /-ok /-ok
Mỗi cuối Hè, khi gặp các bạn thi trượt, tôi lại nhớ thầy giáo dạy môn Vật lý của mình. Thầy là người dạy rất giỏi, khi đi học cũng là học trò nổi tiếng. Nhưng mỗi mùa Hạ chia tay, thầy đều kể đời học trò của mình có nhiều thiệt thòi, trong đó có cả một thiệt thòi quan trọng là chưa từng biết “cảm giác thi trượt”. Điều đó không chỉ khiến một học trò thiếu hụt ký ức đi học, mà còn là khoảng trống tâm lý của một người thầy. Thầy đã phải cố gắng rất nhiều để hiểu được tâm lý những học trò của mình. Những đồng nghiệp có ký ức học trò phong phú hơn thầy, có vẻ như dễ tìm được sự cảm thông với học trò hơn. /-loveu /-loveu
Ra thế đấy. Không phải đôi khi, mà chắc chắn là “thi trượt” cũng mang lại cho ta một “cảm giác đáng giá” hơn là ta tưởng. Chẳng phải lạc quan tếu hay “AQ” cho kẻ thất bại. Bởi nếu ta sống để mong cuộc đời ta phong phú với nhiều trải nghiệm, ta không thể suy sụp chỉ sau một kỳ thi.
Không ai muốn vừa ra khỏi cửa đã gặp ngay cơn mưa dữ. Chẳng ai mong đúng lúc cạn bình nước lại phải băng qua trảng cát rộng dưới nắng trời bỏng rát. Nhưng như Bill Gates từng nói: Cuộc sống vốn công bằng. Vì thế bạn hãy biết thích nghi với nó /-strong /-strong
Có thể phải đi hết một đời người mới hiểu được điều đó. Thông qua quá trình hình thành kỹ năng thích nghi, ta hiểu dần về cuộc sống và lẽ công bằng của nó. Từ đó không còn sợ hãi nữa. ;d ;d
Ai sợ hãi những cơn lũ, sẽ không thấy phù sa nó để lại mỗi mùa đi qua. Ai sợ cơn mưa sẽ không có cơ hội ngắm cầu vồng. Ai sợ thất bại sẽ nghèo nàn trải nghiệm. Ai sợ đường xa sẽ không biết có nhiều miền đất lạ trên địa cầu này. Ai sợ thử sức sẽ mãi mãi không nhận ra chính mình. Ai ngại cái mới, kỳ thị cái lạ lẫm ban sơ, sẽ không biết ngoài trời còn có trời. /-thanks /-thanks
Theo cách đó thì mỗi khúc quanh, mỗi thử thách, mỗi thất bại, mỗi biến cố đều chứa đựng trong nó những hạt mầm tích cực, những cơ hội ẩn giấu. Trượt Đại học là một thất bại, nhưng bản thân nó cũng là cơ hội. Trước hết là cơ hội nhận ra chính mình. Đó có phải cũng là lớp phù sa đáng giá để tạo ra cơ hội gieo trồng mới mẻ? /-ok /-ok
Mỗi cuối Hè, khi gặp các bạn thi trượt, tôi lại nhớ thầy giáo dạy môn Vật lý của mình. Thầy là người dạy rất giỏi, khi đi học cũng là học trò nổi tiếng. Nhưng mỗi mùa Hạ chia tay, thầy đều kể đời học trò của mình có nhiều thiệt thòi, trong đó có cả một thiệt thòi quan trọng là chưa từng biết “cảm giác thi trượt”. Điều đó không chỉ khiến một học trò thiếu hụt ký ức đi học, mà còn là khoảng trống tâm lý của một người thầy. Thầy đã phải cố gắng rất nhiều để hiểu được tâm lý những học trò của mình. Những đồng nghiệp có ký ức học trò phong phú hơn thầy, có vẻ như dễ tìm được sự cảm thông với học trò hơn. /-loveu /-loveu
Ra thế đấy. Không phải đôi khi, mà chắc chắn là “thi trượt” cũng mang lại cho ta một “cảm giác đáng giá” hơn là ta tưởng. Chẳng phải lạc quan tếu hay “AQ” cho kẻ thất bại. Bởi nếu ta sống để mong cuộc đời ta phong phú với nhiều trải nghiệm, ta không thể suy sụp chỉ sau một kỳ thi.
Hiepsi_Anhsang- Smoderator
- Tham gia : 11/12/2009
Bài viết : 719
Re: Cảm giác thi trượt....
E chưa thi Đh nhưng e đã biết cảm giác trượt. Khi biết mình thiếu 0.25 điểm thì ng có cảm giác ntn ấy. Và rồi giờ trường a lấy 34 điểm mà mình cũng dc 34d nhưng k đỗ cũng tủi lắm chứ.cùng thi trường a cùng bằng đ nhau nhưng nó lại vào dc thì trong lòng có 1 cảm giác khó chịu. Nhưng điều quan trọng là e cũng biết đứng lên và đi tiếp. Cuộc sống cho tao dc và mất nhưng chưa cân bằng mà ta phải tự cân bằng nó, nếu k cân bằng thì nó sẽ mất đi
V.ï.ç- Mem cấp 5
- Tham gia : 28/06/2011
Bài viết : 663
Re: Cảm giác thi trượt....
nói ít thôi
ngĩ nhiều lên
ngĩ nhiều lên
heoquay_tronxoay- Mem cấp 2
- Tham gia : 08/10/2011
Bài viết : 44
Similar topics
» Viết cho em trai hai lần thi trượt ĐH
» Nếu như tôi trượt đại học...........
» Làm thế nào nếu bạn trượt Đại học
» Trượt đại học... là thế sao?
» Kinh nghiệm thi đỗ đại học sau khi thi trượt!
» Nếu như tôi trượt đại học...........
» Làm thế nào nếu bạn trượt Đại học
» Trượt đại học... là thế sao?
» Kinh nghiệm thi đỗ đại học sau khi thi trượt!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết