Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
5 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
“Tám” quên thời gian
Teen bọn mình ai chẳng thích nói chuyện, tán gẫu với bạn bè, nhất lại là với hội cạ cứng nữa. Ở lớp, mỗi tiết chỉ có 5 phút ra chơi dường như là không đủ, vậy là chỉ cần về đến nhà, cơm nước xong xuôi là lại chui lên phòng đóng cửa ngồi “tám”.
Dĩ nhiên, chia sẻ, tâm sự với bạn bè là không hề xấu, nó làm cho mỗi chúng ta hiểu thêm về nhau, xích lại gần nhau hơn. Nhưng không ít teen, đặc biệt là teen girl nhé, có thói quen “nấu cháo điện thoại” cứ phải gọi là “nghề” đến phát sợ.
H. Ánh (17t) tâm sự: “Tớ có một cô bạn, đi học thì thôi, chứ về đến nhà là lại gọi cho tụi bạn hay chơi thân, “buôn” hàng tiếng đồng hồ. Đến nỗi mấy đứa bạn cũng phải sợ, thỉnh thoảng làm lơ không nghe máy nữa. Vậy là cô ấy lại chuyển sang gọi cho những người không thân thiết lắm như tớ, cũng phải đến cả chục cuộc rồi đấy”.
Còn V.Hoàng (20t) là một anh chàng điển trai, học hành khá ổn, nhưng lại được bạn bè đặt biệt danh là “lăng nhăng”. Cũng dễ hiểu, xung quanh anh chàng lúc nào cũng tồn tại đến vài ba mối quan hệ phức tạp với các cô gái, thậm chí là nhiều hơn. Tối nào cũng gọi cho nàng A 30 phút, nàng B 1 tiếng...
Những người như cô bạn thích “tám” của Hồng Ánh hay anh chàng lăng nhăng V. Hoàng không hề thiếu. Mà gọi điện thoại có phải về vấn đề học tập gì cho cam. Đằng này hết kể chuyện anh chàng hotboy lớp bên cạnh, lại đến chuyện ca sĩ, diễn viên nào đang nổi, rồi mốt gì hot nhất hiện nay... Những câu chuyện tầm phào như thế, không những tốn tiền, mà còn chiếm mất không nhỏ thời gian để học tập nữa.
Nhắn tin vô tội vạ
Nếu phương thức “nấu cháo điện thoại” được những "bà tám” ưa chuộng thì xem ra nhắn tin có vẻ có hiệu quả kinh tế hơn với hầu hết mọi người. Mỗi tin nhắn nội mạng 200đ, sim học sinh, sinh viên thì chỉ 100đ nên dân tình áp dụng khá nhiều.
Tuy vậy, với những anh chàng thích cưa cẩm, hay những cô nàng thích “lo chuyện thiên hạ” thì nhắn tin hàng ngày cũng ngốn một khoản tiền kha khá. Không chỉ có vậy, một số teen còn tận dụng thời gian, nhắn hàng chục tin nhắn trong lớp, trong giờ học, khiến cho bài giảng bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.
Chơi game trên di động
T.Vân (18t) cho biết: “Các bạn nam trong lớp tớ rất hay chơi điện tử. Cứ ra chơi là từng lũ túm tụm lại, không kể là thầy cô đã ra khỏi lớp chưa. Một số còn tranh thủ chơi trong giờ, bỏ điện thoại dưới gầm bàn để chơi lén nữa.” Đó là còn chưa kể đến một số trò chơi với nội dung không lành mạnh chút nào, thậm chí là gắn mác 18+…
Hậu quả khôn lường
Những nhà mạng hiện nay đang tập trung đánh vào đối tượng là teen chúng ta, nên thường xuyên giảm cước, tung ra những đợt khuyến mãi, hay chỉ mất 5K mà gọi thoải mái suốt ngày. Ấy vậy là những bạn trẻ thích “tám” lại có cơ hội để thỏa mãn sở thích. “Mạng nào cũng tranh nhau khuyến mãi. Mất có ít tiền, tội gì không gọi chứ”, T.My (17t) hí hửng.
Trường hợp cô bạn của H. Ánh, sau khi việc gọi điện thoại buôn với hội bạn cứ liên tục tiếp diễn, học bài cũ hời hợt, không hoàn thành bài tập về nhà, mẹ của cô bạn đã tịch thu điện thoại vô thời hạn.
Hay như V.Hoàng, thường xuyên xin tiền bố mẹ để nạp thẻ khiến bố mẹ cậu nghi ngờ, nên bí mật thống kê số tiền điện thoại cậu dùng mỗi tháng. Và con số hơn một triệu đồng khiến bố mẹ cậu tá hỏa, dọa cắt viện trợ. Hoàng phải xin xỏ mãi, hứa không tiêu tốn như vậy nữa, khi đó bố mẹ cậu mới tha lỗi và báo trước sẽ liên tục kiểm tra.
Còn hội bạn nam trong lớp của T.Vân thì sau một thời gian lén lút chơi điện tử, online trong lớp khiến kết quả học tập giảm sút, một số còn bị giáo viên bắt được lúc đang tụm đầu chơi game mà không biết cô giáo đứng ngay bên cạnh. Dĩ nhiên, những chiếc điện thoại này cũng bị nhà trường tịch thu, chỉ trả về cho giáo viên chủ nhiệm khi có sự cam kết của gia đình, và các teenboy thì chịu các hình thức kỉ luật nghiêm khắc.
Giải trí bằng điện thoại di dộng sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng là một cách rất hiệu quả để chúng mình có thể relax với những bài hát, tiếp nhận thêm kiến thức xã hội từ những trang báo điện tử, chia sẻ, tâm sự với bạn bè bằng những cuộc gọi vừa phải hay tận hưởng giây phút ngọt ngào với những tin nhắn yêu thương.
Nhưng quá lạm dụng điện thoại di động không những tốn tiền, tốn thời gian, mà còn làm cho kết quả học tập giảm sút, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nữa đấy. Vì vậy, hãy sử dụng sao cho chiếc điện thoại di động là người bạn thân thiết của chúng ta theo một chiều hướng tích cực và có ích hơn, bạn nhé!
Teen bọn mình ai chẳng thích nói chuyện, tán gẫu với bạn bè, nhất lại là với hội cạ cứng nữa. Ở lớp, mỗi tiết chỉ có 5 phút ra chơi dường như là không đủ, vậy là chỉ cần về đến nhà, cơm nước xong xuôi là lại chui lên phòng đóng cửa ngồi “tám”.
Dĩ nhiên, chia sẻ, tâm sự với bạn bè là không hề xấu, nó làm cho mỗi chúng ta hiểu thêm về nhau, xích lại gần nhau hơn. Nhưng không ít teen, đặc biệt là teen girl nhé, có thói quen “nấu cháo điện thoại” cứ phải gọi là “nghề” đến phát sợ.
H. Ánh (17t) tâm sự: “Tớ có một cô bạn, đi học thì thôi, chứ về đến nhà là lại gọi cho tụi bạn hay chơi thân, “buôn” hàng tiếng đồng hồ. Đến nỗi mấy đứa bạn cũng phải sợ, thỉnh thoảng làm lơ không nghe máy nữa. Vậy là cô ấy lại chuyển sang gọi cho những người không thân thiết lắm như tớ, cũng phải đến cả chục cuộc rồi đấy”.
Còn V.Hoàng (20t) là một anh chàng điển trai, học hành khá ổn, nhưng lại được bạn bè đặt biệt danh là “lăng nhăng”. Cũng dễ hiểu, xung quanh anh chàng lúc nào cũng tồn tại đến vài ba mối quan hệ phức tạp với các cô gái, thậm chí là nhiều hơn. Tối nào cũng gọi cho nàng A 30 phút, nàng B 1 tiếng...
Những người như cô bạn thích “tám” của Hồng Ánh hay anh chàng lăng nhăng V. Hoàng không hề thiếu. Mà gọi điện thoại có phải về vấn đề học tập gì cho cam. Đằng này hết kể chuyện anh chàng hotboy lớp bên cạnh, lại đến chuyện ca sĩ, diễn viên nào đang nổi, rồi mốt gì hot nhất hiện nay... Những câu chuyện tầm phào như thế, không những tốn tiền, mà còn chiếm mất không nhỏ thời gian để học tập nữa.
Nhắn tin vô tội vạ
Nếu phương thức “nấu cháo điện thoại” được những "bà tám” ưa chuộng thì xem ra nhắn tin có vẻ có hiệu quả kinh tế hơn với hầu hết mọi người. Mỗi tin nhắn nội mạng 200đ, sim học sinh, sinh viên thì chỉ 100đ nên dân tình áp dụng khá nhiều.
Tuy vậy, với những anh chàng thích cưa cẩm, hay những cô nàng thích “lo chuyện thiên hạ” thì nhắn tin hàng ngày cũng ngốn một khoản tiền kha khá. Không chỉ có vậy, một số teen còn tận dụng thời gian, nhắn hàng chục tin nhắn trong lớp, trong giờ học, khiến cho bài giảng bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.
Chơi game trên di động
T.Vân (18t) cho biết: “Các bạn nam trong lớp tớ rất hay chơi điện tử. Cứ ra chơi là từng lũ túm tụm lại, không kể là thầy cô đã ra khỏi lớp chưa. Một số còn tranh thủ chơi trong giờ, bỏ điện thoại dưới gầm bàn để chơi lén nữa.” Đó là còn chưa kể đến một số trò chơi với nội dung không lành mạnh chút nào, thậm chí là gắn mác 18+…
Hậu quả khôn lường
Những nhà mạng hiện nay đang tập trung đánh vào đối tượng là teen chúng ta, nên thường xuyên giảm cước, tung ra những đợt khuyến mãi, hay chỉ mất 5K mà gọi thoải mái suốt ngày. Ấy vậy là những bạn trẻ thích “tám” lại có cơ hội để thỏa mãn sở thích. “Mạng nào cũng tranh nhau khuyến mãi. Mất có ít tiền, tội gì không gọi chứ”, T.My (17t) hí hửng.
Trường hợp cô bạn của H. Ánh, sau khi việc gọi điện thoại buôn với hội bạn cứ liên tục tiếp diễn, học bài cũ hời hợt, không hoàn thành bài tập về nhà, mẹ của cô bạn đã tịch thu điện thoại vô thời hạn.
Hay như V.Hoàng, thường xuyên xin tiền bố mẹ để nạp thẻ khiến bố mẹ cậu nghi ngờ, nên bí mật thống kê số tiền điện thoại cậu dùng mỗi tháng. Và con số hơn một triệu đồng khiến bố mẹ cậu tá hỏa, dọa cắt viện trợ. Hoàng phải xin xỏ mãi, hứa không tiêu tốn như vậy nữa, khi đó bố mẹ cậu mới tha lỗi và báo trước sẽ liên tục kiểm tra.
Còn hội bạn nam trong lớp của T.Vân thì sau một thời gian lén lút chơi điện tử, online trong lớp khiến kết quả học tập giảm sút, một số còn bị giáo viên bắt được lúc đang tụm đầu chơi game mà không biết cô giáo đứng ngay bên cạnh. Dĩ nhiên, những chiếc điện thoại này cũng bị nhà trường tịch thu, chỉ trả về cho giáo viên chủ nhiệm khi có sự cam kết của gia đình, và các teenboy thì chịu các hình thức kỉ luật nghiêm khắc.
Giải trí bằng điện thoại di dộng sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng là một cách rất hiệu quả để chúng mình có thể relax với những bài hát, tiếp nhận thêm kiến thức xã hội từ những trang báo điện tử, chia sẻ, tâm sự với bạn bè bằng những cuộc gọi vừa phải hay tận hưởng giây phút ngọt ngào với những tin nhắn yêu thương.
Nhưng quá lạm dụng điện thoại di động không những tốn tiền, tốn thời gian, mà còn làm cho kết quả học tập giảm sút, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nữa đấy. Vì vậy, hãy sử dụng sao cho chiếc điện thoại di động là người bạn thân thiết của chúng ta theo một chiều hướng tích cực và có ích hơn, bạn nhé!
Re: Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
Haha biết cách hack tài khoản thì cũng không tốn NGÂN SÁCH lắm đâu bạn à
SIM 0 dong mà vẫn nhắn tin như thường ý
Nhưng phải nói là rất tốn thời gian, nhưng thỉnh thoảng bạn bè tâm sự tí cũng vui, những lời chúc yêu thương, chúc mừng năm mới hay tin nhắn chúc thi tốt chẳng hạn, nếu biết cách sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ vô cùng tiện lợi đó bạn ạ
VÌ VẬY HÃY SỬ DỤNG THẬT HỢP LÝ "DẾ YÊU" CỦA MÌNH BẠN NHÉ
SIM 0 dong mà vẫn nhắn tin như thường ý
Nhưng phải nói là rất tốn thời gian, nhưng thỉnh thoảng bạn bè tâm sự tí cũng vui, những lời chúc yêu thương, chúc mừng năm mới hay tin nhắn chúc thi tốt chẳng hạn, nếu biết cách sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ vô cùng tiện lợi đó bạn ạ
VÌ VẬY HÃY SỬ DỤNG THẬT HỢP LÝ "DẾ YÊU" CỦA MÌNH BẠN NHÉ
thienthanvitinh93- Mem cấp 5
- Tham gia : 21/06/2011
Bài viết : 550
Re: Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
cs của mình ko thể thiếu đt đc :d
LordG_DraGon- Mem cấp 4
- Tham gia : 24/12/2010
Bài viết : 264
Re: Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
Nó sinh ra để làm gì mà ko dùng đến. Thiếu nó như mất người yêu zậy
Re: Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
Nghe nói có thể hack để gọi, nhắn tin free à? Ai cao thủ chỉ cho bà con cái nào?
test- Developer Team
- Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760
Re: Khi teen quá lạm dụng điện thoại di động
nhớ gõ tiếng việt bạn nhalupin đã viết:Chj e la vvjp moj lam dung thoj
Mình dùng 1102 thì chỉ gọi và nhắn tin. lạm dụng có mà chỉ tốn money thôi
Similar topics
» Sử dụng điện thoại di động có gây hại không? Có!
» Virus, hiểm họa cho người dùng điện thoại di động
» Báo động “tệ nạn” giả mạo số điện thoại
» dạy nghề sửa điện thoại di động
» dạy nghề sửa điện thoại di động
» Virus, hiểm họa cho người dùng điện thoại di động
» Báo động “tệ nạn” giả mạo số điện thoại
» dạy nghề sửa điện thoại di động
» dạy nghề sửa điện thoại di động
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết