Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đón xem nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày mai, 16/6/2011

Go down

Đón xem nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày mai, 16/6/2011 Empty Đón xem nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày mai, 16/6/2011

Bài gửi by datmanhlight 15/06/11, 09:00 pm

Nguyệt thực toàn phần rạng sáng 16/6/2011

Rạng sáng 16/6, Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng một trong những lần Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Bóng tối của Trái đất bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 100 phút.

Những ai yêu thích thiên văn đang háo hức chờ đợi được chứng kiến khoảnh khắc hiếm hoi của Nguyệt thực toàn phần diễn ra từ 2h22’ rạng sáng ngày 16/6 sắp tới (Nguyệt thực một phần bắt đầu từ 1h22’ sáng còn Nguyệt thực nửa tối thì bắt đầu từ 0h22’ sáng). Với thời gian diễn ra pha toàn phần vào khoảng 100 phút, đây được xem là một trong những lần Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ (thứ 5 trong danh sách những lần dài nhất thế kỷ 21). Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với kỹ sư Đặng Tuấn Duy – Chủ nhiệm CLB thiên văn học nghiệp dư TP.HCM về sự kiện đặc biệt này.
- Chào anh Duy, anh có thể giới thiệu về sự kiện Nguyệt thực toàn phần sắp diễn ra vào đêm 15 - rạng sáng 16/6 tới đây?
- Vào rạng sáng ngày 16/6 này, người dân Việt Nam cùng cư dân của một số vùng trên Thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 100 phút.
Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền nam của Nam Mỹ.

Đón xem nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày mai, 16/6/2011 T592315

Tại Việt Nam, theo các tính toán của NASA: Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 phút khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 1h22', Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất, bắt đầu giai đoạn nguyệt thực 1 phần, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2h22’, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3h12' cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất.
Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 4h02'. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5h02' và kết thúc nguyệt thực một phần.
Điều đặc biệt là trong năm 2011 sẽ có 2 nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở Việt Nam. Vào chập tối ngày 10/12/2011, chúng ta sẽ lại thấy nguyệt thực toàn phần, tuy thời gian quan sát có thuận lợi hơn nhưng lần nguyệt thực toàn phần này chỉ kéo dài trong 52 phút.

Vùng quan sát được Nguyệt thực (vùng sáng) rạng sáng 16/6/2011 (giờ VN).


- Một số thông tin cho rằng đây là hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ có chính xác không?
- Điều này hoàn toàn không đúng, đây không phải là Nguyệt thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21. Trong lần Nguyệt thực toàn phần này, Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian khoảng 100 phút ứng với pha toàn phần, và Nguyệt thực lần này kém hơn khoảng 3 phút so với lần nguyệt thực được cho là dài nhất thế kỉ 21 (diễn ra vào rạng sáng ngày 28/07/2018 theo giờ Việt Nam). Ta chỉ có thể xem đây là một trong những lần Nguyệt thực toàn phần diễn ra lâu nhất trong thế kỷ 21 mà thôi. Và riêng với người dân Việt Nam thì đây là lần Nguyệt thực toàn phần dài thứ hai trong thế kỷ 21 sẽ quan sát được tại Việt Nam.
Sự kiện này là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay vì như đã trình bày ở trên, năm 2011 có tới 2 Nguyệt thực toàn phần. Lần thứ 2 diễn ra ngày 10/12/2011 tuy diễn ra vào thời gian thuận tiện tầm 8-9h tối giờ Việt Nam và không phải mùa mưa, nhưng thời gian diễn ra pha toàn phần chỉ là khoảng 52 phút, bằng một nửa lần Nguyệt thực toàn phần này.
- CLB thiên văn học nghiệp dư TP HCM sẽ có kế hoạch gì trong ngày này?
- Hiện CLB đang tìm kiếm địa điểm quan sát vừa thuận tiện vừa an toàn nhưng cũng đảm bảo an ninh vì thời gian diễn ra quy ra giờ Việt Nam không thuận tiện vào rạng sáng. Nhưng với số lượng đông người tham gia thì hiện vẫn chưa có địa điểm thuận lợi.
Tuy nhiên, nếu CLB không thể tổ chức quan sát, hy vọng mọi người có thể thu xếp quan sát hiện tượng thiên văn có thể cho là lớn nhất trong năm 2011 này, vì quan sát mặt trăng khi diễn ra Nguyệt thực chỉ cần mắt thường, chứ không cần phải qua kính thiên văn như các vật thể khác trên bầu trời.
- Vậy theo anh có những lưu ý nào khi trực tiếp xem Nguyệt thực?
- Thực tế quan sát Nguyệt thực không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mọi người vì chúng ta có thể quan sát nó chỉ bằng mắt thường (thông thường ánh sáng ta thấy từ Mặt trăng chỉ là ánh sáng Mặt trời bị Mặt trăng phản chiếu lại - huống chi trong thời gian xảy ra Nguyệt thực toàn phần thì chỉ có ánh sáng đỏ sau khi xuyên qua bầu khí quyển chúng ta và bị khúc xạ chiếu lên bề mặt Mặt trăng rồi mới tới mắt chúng ta nên hầu như không còn nguy hiểm), không như Nhật thực thì rất nguy hiểm nếu quan sát trực tiếp vì có rất nhiều tia năng lượng cao xuất phát từ Mặt trời.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý những điều sau:
- Nên chọn khu vực ít nhà cao tầng, trống hướng Tây Nam.
- Nếu thời tiết thuận lợi (không mây mưa), mọi người nên thu xếp thời gian thức từ rạng sáng và nên quan sát từ thời gian diễn ra pha một phần vì Nguyệt thực bán dạ rất khó quan sát (từ sau 1h sáng 16/6/2011).
- Nên chú ý tránh ô nhiễm ánh sáng để có thể có được một Mặt trăng rực rỡ nhất.
- Nhớ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quan sát, kể cả áo khoác, áo mưa, găng, tất, mũ chống sương, kem chống muỗi, đồ ăn và thức uống nóng giàu năng lượng … nếu bạn có kế hoạch quan sát suốt đêm dài trong bầu trời đầu mùa mưa này.
- Quan sát nhiều người sẽ rất vui nếu bạn chọn được một địa điểm cắm trại lí tưởng, tuy nhiên hãy chú ý đến vấn đề an ninh và đảm bảo an toàn.
- Nếu thời tiết không thuận lợi, chúng ta nên hủy quan sát.
- Vì sao có khái niệm mặt trăng “máu”?
- Khái niệm Mặt trăng “máu” ám chỉ đến việc Mặt trăng chuyển sang màu đỏ trong pha Nguyệt thực toàn phần khi Mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối tạo bởi Trái đất.
http://img.news.zing.vn/img/592/t592331.jpg

Mặt trăng chuyển từ màu bình thường sang màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần.

Điều này được giải thích do ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời, thì ánh sáng Mặt trời vẫn sẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng. Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất (lúc này có tác dụng như một thấu kính lọc- filtered lens) các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng đỏ có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính (bị khúc xạ) của vùng bóng tối và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Điều này cũng tương tự như việc chúng ta quan sát thấy Mặt trời hay Mặt trăng khi sắp lặn hay sắp mọc ở gần chân trời cũng có màu đỏ vậy. Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt Thực.
Sắp tới chúng ta sẽ được chứng kiến mặt trăng “máu” thật rực rỡ nếu điều kiện thời tiết và khí quyển thuận lợi tại từng nơi quan sát.

Đón xem nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày mai, 16/6/2011 T592343
Hình mô phỏng điều kiện diễn ra Nguyệt thực toàn phần (Mặt trăng đi vào vùng tối do bóng Trái đất tạo ra).

- Trong năm nay có những sự kiện thiên văn nào nổi bật?
- Sau Nguyệt thực toàn phần 16/6/2011 này, từ bây giờ tới cuối năm sẽ có một số sự kiện thiên văn đáng chú ý như Nguyệt thực toàn phần lần 2 ngày 10/12/2011 trong khoảng 52 phút ứng với pha toàn phần, Mưa sao băng Perseids 12-13/8, mưa sao băng Geminids 13-14/12 và Leonids 17-18/11 (2 trận mưa sao lớn hàng năm này sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng Mặt trăng nên không thể có điều kiện quan sát tốt như các năm trước).
Tuy vậy, CLB hiện vẫn đang tiến hành dự án thực hiện các video clip giới thiệu về bầu trời sao, chòm sao và các sự kiện thiên văn đáng chú ý hàng tháng nhằm cung cấp thông tin kịp thời tới những ai yêu thích quan tâm.


Quan sát bầu trời tháng 6/2011.
datmanhlight
datmanhlight
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 01/06/2011
Bài viết : 279


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết