Chùa Phúc Quang xã Hải Thanh
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chùa Phúc Quang xã Hải Thanh
Chùa Phúc Quang (còn gọi là Chùa Thanh Quang) thuộc xóm Nguyễn Chẩm, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Chùa được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc khai hoang mở đất tạo lập làng xã của các Tổ khai sáng mà đứng đầu là An phủ sứ Vũ Duy Hoà. Vì vậy, tại di tích ngoài việc thờ Phật thì chùa còn thờ Tổ các dòng họ và thờ cụ Vũ Duy Hoà. Thời kỳ đầu Chùa được xây dựng rất đơn sơ, mái lợp bổi; đến năm Thành Thái thứ 18 (1906) nhân dân trong Tổng Kiên Trung và nhân dân làng Phúc Quang đã đóng góp tiền của, công sức vào việc xây dựng Chùa.
Chùa Phúc Quang toạ lạc trên một khu đất có diện tích 5.205m2 làm quay hướng Đông Nam, phía trước là đường liên xã thuận tiện cho việc đi lại tham quan nghiên cứu. Xung quanh Chùa có vườn cây lưu niên, cây cảnh tươi tốt quanh năm nên đã tạo được cảnh quan yên tĩnh trong lành cho chốn thiền môn.
Tam quan được xây dựng khang trang gồm cửa chính và hai cửa bên. Cửa chính thiết kế bởi hai đồng trụ cao trên 5m, đỉnh trụ đắp hoạ tiết trang trí phượng lật, trên hai thân cột nhấn câu đối bằng chữ Hán ca tụng cảnh Phật. Hai cửa bên xây nối tiếp theo kiểu cuốn vòm với bốn lớp mái lợp giả ngói ống.
Trên hiên của hai gian phía đông tây tiền đường có gác chuông, gác khánh. Gác chuông, gác khánh xây theo kiểu chồng diêm tám mái có mặt bằng khoảng 18m2 cao trội hơn mái tiền đường gồm hai tầng. Tầng hai của gác chuông xây theo hình khối chữ nhật có bốn mặt, các góc xây trụ lớn mặt ngoài đắp gờ chỉ nhấn câu đối, chính giữa treo quả chuông đồng đúc năm Thành Thái thứ 18 (1906). Công trình gác chuông, gác khánh được xây dựng bằng công sức của dân làng từ năm 1903 đến năm 1906.
Kiến trúc Chùa dựng theo kiểu chữ “Đinh”, tiền đường 5 gian hai chái, hậu đường 5 gian. Toà tiền đường với bộ mái lợp ngói nam phẳng phiu, trên mái xây đường bờ nóc, đắp bờ bảng mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Hệ thống cửa Chùa được làm bằng gỗ lim theo lối “Bức bàn khung khách”, riêng bộ cửa gian giữa thiết kế theo kiểu “Thượng song hạ bàn” tạo thông thoáng. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào đều có chân quay trên ngưỡng gỗ vừa tạo thế trang nghiêm kín đáo vừa thuận lợi cho việc đóng mở khi nhà chùa vào lễ.
Phía trong tiền đường, bộ vì được gia công theo kiểu “Giá chiêng chồng rường trốn cột”. Toà tiền đường có 6 cột cái với đường kính cột 30cm đặt vững chắc trên chân tảng đá thắt cổ bồng, từ 6 cột cái này theo chiều liên kết dọc bởi các xà đinh dài 3,8m nối tới cột hiên. Cũng từ 6 cột cái theo chiều liên kết ngang có xà thượng, xà hạ tạo nên bộ khung chắc chắn. Để mở rộng không gian thờ tự nên 5 gian tiền đường không có cột quân, thay vào đó là các cột trốn, riêng hai vì giáp đốc mới có cột quân, lối kiến trúc này đã tạo không gian thoáng cho nơi thờ chính.
Tại tiền đường, phần chạm khắc trang trí được thể hiện trên hầu hết các cấu kiện kiến trúc. Từng chi tiết nhỏ như phần đầu xà đinh cũng được gọt tỉa hoa văn lá lật mềm mại tỉ mỉ hệ thống con rường, đấu rế cũng được nghệ nhân tập trung thể hiện tạo dáng uốn cong đều đặn ghép mộng gối tiếp lên những đấu rế cách điệu hoạ tiết hoa sen với đường nét chắc khoẻ. Hệ thống bẩy hiên được chạm nổi những đề tài “Tùng, trúc, cúc, mai” phong phú.
Nối liền toà bái đường là 5 gian tam bảo có kích thước 13m x 4,4m với kỹ thuật giao mái bắt vần liên hoàn độc đáo nên đã tạo thành tổng thể kiến trúc hình chữ “Đinh”. Đảm bảo chắc chắn cho cách giao mái bắt vần chính là hai cột cái của gian giữa tiền đường, từ hai cột cái trên có hệ thống kẻ xối một đầu ăn mộng vào thân cột còn một đầu dồn lực xuống tường xây phía dưới. Phần mái ngoài của tam bảo lợp ngói nam, trên xây đường bờ nóc, hồi sau xây bít đốc đắp bờ chảy.
Bên trong tam bảo bộ khung thiết kế theo lối tứ trụ, đứng giữa chịu lực là hai cây cột cái có đường kính 0,25m, bên cạnh là hệ thống tường xây bổ trụ giữ thanh xà nách nên tường xây xung quanh tam bảo vừa trở thành tường chịu lực vừa đóng vai trò bảo vệ cho di tích. Ở đây bốn vì kèo đều tạo dáng khác nhau, gian đầu tiên tiếp giáp tiền đường làm dạng “mê cốn”, gian thứ hai có dạng “giá chiêng kẻ ngồi” và hai gian cuối có cùng kiểu “trốn cột kẻ truyền”. Tuy thiết kế, tạo dáng khác nhau trên từng gian, từng vì nhưng tại đây tất cả các cấu kiện kiến trúc đều hoà nhập trong cùng một tổng thể.
Phần trang trí trên tam bảo tập trung chủ yếu vào bộ vì kèo gian đầu tiên sát gian chính giữa tiền đường, được thiết kế kiểu vì “mê cốn”, với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa nên những tấm mê được đục chạm rất tinh xảo hoạ tiết mặt “hổ phù” ở giữa, hai bên là hình “phượng hàm thư” đan xen cùng hoa văn triện tàu lá dắt mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
Giữa hệ thống cột cái là 7 lớp tượng thờ xây bằng gạch vữa bài trí 19 pho tượng từ cao xuống thấp. Tất cả 19 pho tượng được sơn thếp màu đỏ sẫm bằng chất liệu gỗ có niên đại thời Nguyễn.
Mặt trước phần chóp mê bộ vì đầu tiên của tam bảo ngoài việc trang trí công phu với đề tài chạm khắc thì tại đây còn treo một bức đại tự có kích thướng dài 2,30m, rộng 0,70m đục nổi 4 chữ Hán “Từ bi quảng đại” với ý nghĩa “Tấm lòng nhà Phật luôn từ bi rộng mở”. Bức đại tự có niên đại Duy Tân-Mậu Thân (1908). Tất cả sự trang trí đó đã góp phần tạo sự uy nghi lộng lẫy cho phật điện.
Nằm bên cạnh chùa chính về phía Đông còn có ngôi Phủ thờ Mẫu, kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, bao gồm tiền đường 3 gian, hậu đường 2 gian đều được xây cuốn vòm cao ráo thoáng đãng. Mái xây kiểu cổ đẳng hai lớp, lợp ngói nam, công trình này được xây dựng cùng với chùa chính tạo thành một tổng thể kiến trúc hài hào cân đối.
Phía sau Phủ Mẫu và chùa chính quan một khoảng sân rộng đến nhà Tổ. Nhà Tổ xây 5 gian cao ráo mái lợp ngói nam với bộ khung bằng gỗ lim vững chắc. Toà tiền đường chia thành 5 gian, trong đó 3 gian phía Tây là nơi thờ Tổ, 2 gian phía Đông là tăng phòng. Toà tiền đường đã qua 2 lần trùng tu nên tiền và hoành gỗ thay thế bằng luồng, riêng bộ khung và vì kèo làm bằng gỗ lim theo kiểu “giá chiêng kẻ truyền”.
Nối tiếp tiền đường là 3 gian hậu đường xây cuốn vòm lợp ngói nam để thờ sư tổ Bồ đề đạt ma và các vị sư đã từng trụ trì, tu hành tại chùa Thanh Quang.
Chùa Phúc Quang hiện còn bảo lưu được nhiều pho tượng gỗ có giá trị nghệ thuật. Hệ thống tượng phật trên tam bảo gồm 19 pho được tạc công phu sơn thếp màu đỏ sẫm. Trong đó tiêu biểu là các pho tượng: Tượng A di đà-có chiều cao 0,90m, ngồi tại vị trí thứ 2 từ trên xuống, trong tư thế thiền nhập định trên toà sen; tượng Quan âm chuẩn đề-ngồi trên bệ thờ thứ 4 từ trên xuống với 12 cánh tay, trong đó hai tay bắt quyết đặt trên đùi, hai tay chắp lại trước ngực và mỗi bên còn có 4 tay trong tư thế vươn thẳng; tượng Khuyến thiện-cao 1,80m trong tư thế đứng, bệ cao 0,40m, đầu đội mũ, mình mặc áo giáp trụ, tay phải bắt quyết “vô uý”, tay trái để ngửa lòng bàn tay có viên ngọc, chính giữa áo giáp chạm nổi hoạ tiết hổ phù, bối che ngực trang trí hoạ tiết tứ linh; tượng Trừng ác-với khuôn mặt đỏ dữ tợn, tay phải để ngửa, tay trái cầm truỳ; Chuông đồng-treo trên gác chuông có niên hiệu Thành Thái bát niên (1896), chuông cao 0,90m đường kính miệng 0,35m, trên thân đúc bốn núm có viền cánh sen bao quanh, ngoài ra còn có bốn chữ Hán “Phúc Quang tự chung” có nghĩa chuông chùa Phúc Quang.
Ngoài những giá trị về tín ngưỡng tôn giáo chùa Phúc Quang là địa điểm đã đóng góp một phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong lúc phong trào cách mạng tỉnh Nam Định đang bị đàn áp khốc liệt thì ngay tại chùa vào ngày 07 tháng 11 năm 1948 chi bộ Đảng của xã được thành lập đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng địa phương. Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hải Hậu chùa Phúc Quang trở thành nơi nuôi dấu cán bộ, là cơ sở hoạt động tin cậy của bộ đội chủ lực, là trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, chùa còn là cơ sở liên lạc chỉ đạo của Tỉnh uỷ Nam Định và Huyện uỷ Hải Hậu ở khu vực phía Đông Nam huyện.
Thời kỳ kháng chiến nhà sư Thích Đàm Roan trụ trì tại chùa đã đào hầm nuôi dấu cán bộ, tích cực tuyên truyền vận động các tín đồ phật tử tham gia các phong trào ủng hộ kháng chiến. Khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, chùa Phúc Quang trở thành kho vũ khí, vườn chùa là nơi xe tăng, pháo 150mm phòng thủ bờ biển sẵn sàng chiến đấu khi địch đổ bộ từ biển vào đất liền.
Từ những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, ngày 12/12/2003 Chùa Phúc Quang được UBND tỉnh Nam Định công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hoá. Hằng năm, vào đầu xuân nhân dân địa phương tổ chức lễ hội.
Chùa Phúc Quang toạ lạc trên một khu đất có diện tích 5.205m2 làm quay hướng Đông Nam, phía trước là đường liên xã thuận tiện cho việc đi lại tham quan nghiên cứu. Xung quanh Chùa có vườn cây lưu niên, cây cảnh tươi tốt quanh năm nên đã tạo được cảnh quan yên tĩnh trong lành cho chốn thiền môn.
Tam quan được xây dựng khang trang gồm cửa chính và hai cửa bên. Cửa chính thiết kế bởi hai đồng trụ cao trên 5m, đỉnh trụ đắp hoạ tiết trang trí phượng lật, trên hai thân cột nhấn câu đối bằng chữ Hán ca tụng cảnh Phật. Hai cửa bên xây nối tiếp theo kiểu cuốn vòm với bốn lớp mái lợp giả ngói ống.
Trên hiên của hai gian phía đông tây tiền đường có gác chuông, gác khánh. Gác chuông, gác khánh xây theo kiểu chồng diêm tám mái có mặt bằng khoảng 18m2 cao trội hơn mái tiền đường gồm hai tầng. Tầng hai của gác chuông xây theo hình khối chữ nhật có bốn mặt, các góc xây trụ lớn mặt ngoài đắp gờ chỉ nhấn câu đối, chính giữa treo quả chuông đồng đúc năm Thành Thái thứ 18 (1906). Công trình gác chuông, gác khánh được xây dựng bằng công sức của dân làng từ năm 1903 đến năm 1906.
Kiến trúc Chùa dựng theo kiểu chữ “Đinh”, tiền đường 5 gian hai chái, hậu đường 5 gian. Toà tiền đường với bộ mái lợp ngói nam phẳng phiu, trên mái xây đường bờ nóc, đắp bờ bảng mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Hệ thống cửa Chùa được làm bằng gỗ lim theo lối “Bức bàn khung khách”, riêng bộ cửa gian giữa thiết kế theo kiểu “Thượng song hạ bàn” tạo thông thoáng. Toàn bộ hệ thống cửa ra vào đều có chân quay trên ngưỡng gỗ vừa tạo thế trang nghiêm kín đáo vừa thuận lợi cho việc đóng mở khi nhà chùa vào lễ.
Phía trong tiền đường, bộ vì được gia công theo kiểu “Giá chiêng chồng rường trốn cột”. Toà tiền đường có 6 cột cái với đường kính cột 30cm đặt vững chắc trên chân tảng đá thắt cổ bồng, từ 6 cột cái này theo chiều liên kết dọc bởi các xà đinh dài 3,8m nối tới cột hiên. Cũng từ 6 cột cái theo chiều liên kết ngang có xà thượng, xà hạ tạo nên bộ khung chắc chắn. Để mở rộng không gian thờ tự nên 5 gian tiền đường không có cột quân, thay vào đó là các cột trốn, riêng hai vì giáp đốc mới có cột quân, lối kiến trúc này đã tạo không gian thoáng cho nơi thờ chính.
Tại tiền đường, phần chạm khắc trang trí được thể hiện trên hầu hết các cấu kiện kiến trúc. Từng chi tiết nhỏ như phần đầu xà đinh cũng được gọt tỉa hoa văn lá lật mềm mại tỉ mỉ hệ thống con rường, đấu rế cũng được nghệ nhân tập trung thể hiện tạo dáng uốn cong đều đặn ghép mộng gối tiếp lên những đấu rế cách điệu hoạ tiết hoa sen với đường nét chắc khoẻ. Hệ thống bẩy hiên được chạm nổi những đề tài “Tùng, trúc, cúc, mai” phong phú.
Nối liền toà bái đường là 5 gian tam bảo có kích thước 13m x 4,4m với kỹ thuật giao mái bắt vần liên hoàn độc đáo nên đã tạo thành tổng thể kiến trúc hình chữ “Đinh”. Đảm bảo chắc chắn cho cách giao mái bắt vần chính là hai cột cái của gian giữa tiền đường, từ hai cột cái trên có hệ thống kẻ xối một đầu ăn mộng vào thân cột còn một đầu dồn lực xuống tường xây phía dưới. Phần mái ngoài của tam bảo lợp ngói nam, trên xây đường bờ nóc, hồi sau xây bít đốc đắp bờ chảy.
Bên trong tam bảo bộ khung thiết kế theo lối tứ trụ, đứng giữa chịu lực là hai cây cột cái có đường kính 0,25m, bên cạnh là hệ thống tường xây bổ trụ giữ thanh xà nách nên tường xây xung quanh tam bảo vừa trở thành tường chịu lực vừa đóng vai trò bảo vệ cho di tích. Ở đây bốn vì kèo đều tạo dáng khác nhau, gian đầu tiên tiếp giáp tiền đường làm dạng “mê cốn”, gian thứ hai có dạng “giá chiêng kẻ ngồi” và hai gian cuối có cùng kiểu “trốn cột kẻ truyền”. Tuy thiết kế, tạo dáng khác nhau trên từng gian, từng vì nhưng tại đây tất cả các cấu kiện kiến trúc đều hoà nhập trong cùng một tổng thể.
Phần trang trí trên tam bảo tập trung chủ yếu vào bộ vì kèo gian đầu tiên sát gian chính giữa tiền đường, được thiết kế kiểu vì “mê cốn”, với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa nên những tấm mê được đục chạm rất tinh xảo hoạ tiết mặt “hổ phù” ở giữa, hai bên là hình “phượng hàm thư” đan xen cùng hoa văn triện tàu lá dắt mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
Giữa hệ thống cột cái là 7 lớp tượng thờ xây bằng gạch vữa bài trí 19 pho tượng từ cao xuống thấp. Tất cả 19 pho tượng được sơn thếp màu đỏ sẫm bằng chất liệu gỗ có niên đại thời Nguyễn.
Mặt trước phần chóp mê bộ vì đầu tiên của tam bảo ngoài việc trang trí công phu với đề tài chạm khắc thì tại đây còn treo một bức đại tự có kích thướng dài 2,30m, rộng 0,70m đục nổi 4 chữ Hán “Từ bi quảng đại” với ý nghĩa “Tấm lòng nhà Phật luôn từ bi rộng mở”. Bức đại tự có niên đại Duy Tân-Mậu Thân (1908). Tất cả sự trang trí đó đã góp phần tạo sự uy nghi lộng lẫy cho phật điện.
Nằm bên cạnh chùa chính về phía Đông còn có ngôi Phủ thờ Mẫu, kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, bao gồm tiền đường 3 gian, hậu đường 2 gian đều được xây cuốn vòm cao ráo thoáng đãng. Mái xây kiểu cổ đẳng hai lớp, lợp ngói nam, công trình này được xây dựng cùng với chùa chính tạo thành một tổng thể kiến trúc hài hào cân đối.
Phía sau Phủ Mẫu và chùa chính quan một khoảng sân rộng đến nhà Tổ. Nhà Tổ xây 5 gian cao ráo mái lợp ngói nam với bộ khung bằng gỗ lim vững chắc. Toà tiền đường chia thành 5 gian, trong đó 3 gian phía Tây là nơi thờ Tổ, 2 gian phía Đông là tăng phòng. Toà tiền đường đã qua 2 lần trùng tu nên tiền và hoành gỗ thay thế bằng luồng, riêng bộ khung và vì kèo làm bằng gỗ lim theo kiểu “giá chiêng kẻ truyền”.
Nối tiếp tiền đường là 3 gian hậu đường xây cuốn vòm lợp ngói nam để thờ sư tổ Bồ đề đạt ma và các vị sư đã từng trụ trì, tu hành tại chùa Thanh Quang.
Chùa Phúc Quang hiện còn bảo lưu được nhiều pho tượng gỗ có giá trị nghệ thuật. Hệ thống tượng phật trên tam bảo gồm 19 pho được tạc công phu sơn thếp màu đỏ sẫm. Trong đó tiêu biểu là các pho tượng: Tượng A di đà-có chiều cao 0,90m, ngồi tại vị trí thứ 2 từ trên xuống, trong tư thế thiền nhập định trên toà sen; tượng Quan âm chuẩn đề-ngồi trên bệ thờ thứ 4 từ trên xuống với 12 cánh tay, trong đó hai tay bắt quyết đặt trên đùi, hai tay chắp lại trước ngực và mỗi bên còn có 4 tay trong tư thế vươn thẳng; tượng Khuyến thiện-cao 1,80m trong tư thế đứng, bệ cao 0,40m, đầu đội mũ, mình mặc áo giáp trụ, tay phải bắt quyết “vô uý”, tay trái để ngửa lòng bàn tay có viên ngọc, chính giữa áo giáp chạm nổi hoạ tiết hổ phù, bối che ngực trang trí hoạ tiết tứ linh; tượng Trừng ác-với khuôn mặt đỏ dữ tợn, tay phải để ngửa, tay trái cầm truỳ; Chuông đồng-treo trên gác chuông có niên hiệu Thành Thái bát niên (1896), chuông cao 0,90m đường kính miệng 0,35m, trên thân đúc bốn núm có viền cánh sen bao quanh, ngoài ra còn có bốn chữ Hán “Phúc Quang tự chung” có nghĩa chuông chùa Phúc Quang.
Ngoài những giá trị về tín ngưỡng tôn giáo chùa Phúc Quang là địa điểm đã đóng góp một phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong lúc phong trào cách mạng tỉnh Nam Định đang bị đàn áp khốc liệt thì ngay tại chùa vào ngày 07 tháng 11 năm 1948 chi bộ Đảng của xã được thành lập đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng địa phương. Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hải Hậu chùa Phúc Quang trở thành nơi nuôi dấu cán bộ, là cơ sở hoạt động tin cậy của bộ đội chủ lực, là trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, chùa còn là cơ sở liên lạc chỉ đạo của Tỉnh uỷ Nam Định và Huyện uỷ Hải Hậu ở khu vực phía Đông Nam huyện.
Thời kỳ kháng chiến nhà sư Thích Đàm Roan trụ trì tại chùa đã đào hầm nuôi dấu cán bộ, tích cực tuyên truyền vận động các tín đồ phật tử tham gia các phong trào ủng hộ kháng chiến. Khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, chùa Phúc Quang trở thành kho vũ khí, vườn chùa là nơi xe tăng, pháo 150mm phòng thủ bờ biển sẵn sàng chiến đấu khi địch đổ bộ từ biển vào đất liền.
Từ những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, ngày 12/12/2003 Chùa Phúc Quang được UBND tỉnh Nam Định công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hoá. Hằng năm, vào đầu xuân nhân dân địa phương tổ chức lễ hội.
HaiHau.vn
net- Mem cấp 6
- Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808
Re: Chùa Phúc Quang xã Hải Thanh
Hô hô hải thanh quê mềnh...nghe có vẻ rất hoàng tráng mà đi hội thì chỉ có về = mồ hôi.....k đẹp :aa
Similar topics
» ĐH Duy Tân tiếp tục Khám chữa Răng miệng Miễn phí tại Nam Giang, Quảng Nam
» Tại Sao Bạn Chưa Thành Công ?
» giá bồn chứa nước 6000 lít inox đại thành
» Chùa Phúc Sơn xã Hải Trung (Chùa Trung)
» Gợi ý trang phục thanh lịch cho mùa Giáng sinh
» Tại Sao Bạn Chưa Thành Công ?
» giá bồn chứa nước 6000 lít inox đại thành
» Chùa Phúc Sơn xã Hải Trung (Chùa Trung)
» Gợi ý trang phục thanh lịch cho mùa Giáng sinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết