Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
+2
ngaodu
4rumer
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Ngày 18/3/2011, tại Nhà văn hoá trung tâm huyện, Ban vận động Hiến máu nhân đạo huyện Hải Hậu phối hợp với Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo.
Đồng chí Phạm Văn Chiến- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Thanh Hiển- Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ; Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn, cơ quan trên địa bàn huyện cùng với đông đảo đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân đã về dự tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện.
Hưởng ứng phong trào toàn dân hiến máu nhân đạo “Hiến máu cứu người-một nghĩa cử nhân ái cao đẹp”, thể hiện truyền thống “Thương người như thể thương thân”; Ngày hội hiến máu nhân đạo của huyện Hải Hậu đã thu hút gần 800 tình nguyện viên đăng ký hiến máu, đã có 384 đơn vị máu được hiến tặng.
Đồng chí Phạm Văn Chiến- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Ngọc Trường- Thường vụ Huyện ủy - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cùng các đồng chí là Bí thư, Chủ tịch xã Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Vân, Thị trấn Yên Định, Hải An...tham gia hiến máu mở đầu cho ngày hội hiến máu nhân đạo huyện Hải Hậu. Nhiều xã có đông người tham gia hiến máu, điển hình là: xã Hải Ninh, Hải Phương, Hải Lộc, Hải Nam… Trong số những người tham gia hiến máu, có nhiều cặp vợ chồng cùng tham gia hiến máu như vợ chồng anh Phạm Kiên Cường - Phó Bí thư đoàn xã Hải Phương.
Tại ngày hội hiến máu nhân đạo, các tình nguyện viên hiến máu được khám và tư vấn sức khỏe, làm các xét nghiệm về máu. Người hiến máu tình nguyện được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, người hiến máu được bồi hoàn bằng số lượng máu đã hiến mà không phải trả tiền và được ưu tiên trong việc nhận máu khi cần.
Theo đánh giá của ngành y tế, mỗi năm nước ta cần khoảng trên 400.000 lít máu, tương đương với trên 1.600.000 đơn vị máu để điều trị cho những bệnh nhân cần truyền máu. Hiện nay lượng máu thu được hàng năm ở nước ta mới chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu, còn rất nhiều người bệnh phải chờ đợi từng giọt máu để có thể được cứu chữa. Phong trào hiến máu nhân đạo ở huyện Hải Hậu đã góp phần “Hiến máu cứu người-một nghĩa cử nhân ái cao đẹp” tô thắm thêm truyền thống văn hoá của quê hương Hải Hậu Anh hùng./.
Một số hình ảnh trong ngày hội hiến máu:
haihau.vn
4rumer- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Hiến máu nhân đạo liệu có phải là một nghĩa cử cao đẹp?
Trên thực tế, khi bạn đã hiến máu, và bạn cần máu thì bạn sẽ được trả lại tối đa là lượng máu bạn hiến, đấy là nếu bản thân bạn cần truyền máu. Còn khi người thân của bạn cần máu thì sao? Bệnh viện sẽ lắc đầu và nói rằng :" hãy bỏ tiền túi ra mà mua đi!". Người nghèo cần truyền máu thì vẫn phải mua, vậy nhân đạo ở đâu.
Vậy ai được lợi từ hành vi cao đẹp của bạn? Đó chính là cái người đứng lên tổ chức hiến máu. Vì vậy, hãy giành những giọt máu của mình cho bố mẹ, anh em mình. Bạn cho đi, nhưng người ta ko cho người bệnh như kiểu bạn cho họ. Thế đấy!
Trên thực tế, khi bạn đã hiến máu, và bạn cần máu thì bạn sẽ được trả lại tối đa là lượng máu bạn hiến, đấy là nếu bản thân bạn cần truyền máu. Còn khi người thân của bạn cần máu thì sao? Bệnh viện sẽ lắc đầu và nói rằng :" hãy bỏ tiền túi ra mà mua đi!". Người nghèo cần truyền máu thì vẫn phải mua, vậy nhân đạo ở đâu.
Vậy ai được lợi từ hành vi cao đẹp của bạn? Đó chính là cái người đứng lên tổ chức hiến máu. Vì vậy, hãy giành những giọt máu của mình cho bố mẹ, anh em mình. Bạn cho đi, nhưng người ta ko cho người bệnh như kiểu bạn cho họ. Thế đấy!
ngaodu- Mem cấp 3
- Tham gia : 05/11/2010
Bài viết : 134
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Bạn ngaodu chắc chưa bao giờ hiến máu nhỉ?
Khi truyền máu, bác sĩ ko chỉ quan tâm đến nhóm máu A,O,B hay AB mà còn quan tâm đến nhân tố RH+ hay RH- nữa. Bạn nhóm máu O ko có nghĩa là bạn có thể truyền cho các nhóm còn lại, truyền được hay ko còn phụ thuộc vào RH nữa. Vì thế, ko chắc khi vào viện, người thân của bạn có thể cho máu cho bạn đâu.
Việc chúng ta hiến máu được sử dụng trong trường hợp người thân ko có nhóm máu phù hợp hoặc với những ca cấp cứu nặng, cần nhiều máu. Trong những trường hợp đó, sau khi bạn được truyền máu từ ngân hàng máu của bệnh viện, người thân của bạn sẽ phải hiến trả trở lại 1 lượng máu tương đương (có thể là khác nhóm máu bạn được truyền). Còn nếu như ko muốn, bạn phải trả tiền. Đó là điều đương nhiên.
Còn với chương trình hiến máu tình nguyện, bạn được xét nghiệm máu miễn phí, được tư vấn, được quà tặng phẩm, và như sinh viên thì khoảng 30k/ lần. Trong trường hợp có nhà tài trợ, số tiền sẽ nhiều hơn, nhất là vào những đợt hiến máu lớn như Lễ hội Xuân Hồng 1 năm/lần.
Bản thân mình thấy chương trình hiến máu tình nguyện diễn ra ở huyện mình là rất ý nghĩa, tuy nhiên 1 huyện mà chỉ thu được hơn 300 đv máu là khá ít. Mình ko thấy có lực lượng học sinh và giáo viên ở trường THPT-điều đó thật đáng tiếc.
Khi truyền máu, bác sĩ ko chỉ quan tâm đến nhóm máu A,O,B hay AB mà còn quan tâm đến nhân tố RH+ hay RH- nữa. Bạn nhóm máu O ko có nghĩa là bạn có thể truyền cho các nhóm còn lại, truyền được hay ko còn phụ thuộc vào RH nữa. Vì thế, ko chắc khi vào viện, người thân của bạn có thể cho máu cho bạn đâu.
Việc chúng ta hiến máu được sử dụng trong trường hợp người thân ko có nhóm máu phù hợp hoặc với những ca cấp cứu nặng, cần nhiều máu. Trong những trường hợp đó, sau khi bạn được truyền máu từ ngân hàng máu của bệnh viện, người thân của bạn sẽ phải hiến trả trở lại 1 lượng máu tương đương (có thể là khác nhóm máu bạn được truyền). Còn nếu như ko muốn, bạn phải trả tiền. Đó là điều đương nhiên.
Còn với chương trình hiến máu tình nguyện, bạn được xét nghiệm máu miễn phí, được tư vấn, được quà tặng phẩm, và như sinh viên thì khoảng 30k/ lần. Trong trường hợp có nhà tài trợ, số tiền sẽ nhiều hơn, nhất là vào những đợt hiến máu lớn như Lễ hội Xuân Hồng 1 năm/lần.
Bản thân mình thấy chương trình hiến máu tình nguyện diễn ra ở huyện mình là rất ý nghĩa, tuy nhiên 1 huyện mà chỉ thu được hơn 300 đv máu là khá ít. Mình ko thấy có lực lượng học sinh và giáo viên ở trường THPT-điều đó thật đáng tiếc.
nutuongcuop_hienthuc- Mem cấp 3
- Tham gia : 07/12/2009
Bài viết : 143
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Mọi người vẫn còn sợ hiến máu vì chưa hiểu hết được ý nghĩa + lợi ích cho bản thân khi hiến máu. Và cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ
Chi tiết:
Chi tiết:
- Code:
1. Mục đích hiến máu là gì?
-Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.
-Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.
2. Người hiến máu nhân đạo (HMNĐ) phải là người như thế nào?
- Là người có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, không nhận tiền, quà bồi dưỡng, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.
- Tất cả mọi người từ 18 - 55 tuổi đối với nữ, 18 - 60 tuổi đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
- Cân nặng >40kg đối với nữ, >45kg đối với nam. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể đăng ký hiến 350ml máu/lần.
- Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 2,5 tháng đối với nam, 3 tháng đối với nữ.
- Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 2,5 tháng đối với nam, 3 tháng đối với nữ.
- Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
Trước khi và hiến máu phải làm gì?
- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rưọu bia.
- Nếu thấy cơ thể hơi mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá nhiều. Nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.
- Tiếp tục giữ gìn sức khỏe và tham gia hiến máu nhắc lại. Những đơn vị máu của những người hiến máu nhắc lại sẽ có chất lượng và an toàn hơn rất nhiều cho người bệnh nhận máu.
3. Nữ từ 42kg, Nam 45kg đi hiến máu có hại cho sức khỏe không?
Thường ở Nữ 43 kg có khoảng 3000 ml máu và Nam 45 kg có 3150 ml máu.
-L Lượng máu hiến 250ml, so với lượng máu cơ thể của mỗi người không đáng là bao nhiêu, mỗi kg trọng lượng cơ thể, trung bình có 70 ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3.000ml máu bằng 8% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
-Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự phấn chấn trong người, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Điều kiện hiến máu như thế nào
Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.
5. Máu an toàn là gì?
Máu an toàn là máu được lấy từ người khỏe mạnh, đã được xét nghiệm, lưu trữ và được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh.
Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, hãy cứu giúp những người bệnh không may mắn, họ đang chờ máu của bạn để được cứu sống.
Tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng vào các dịp:
- +Nghỉ tết nguyên đán.
- + Nghỉ hè.
Rất mong những người khỏe mạnh thu xếp thời gian để hiến máu và vận động người khác cùng hiến máu vào những dịp đặc biệt này.
6. Hiến máu có hại tới sức khỏe không?
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.
Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.
Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.
7. Khi hiến máu có thể bị nhiễm bệnh không?
Kim dây lấy máu vô trùng, chỉ sử dụng một lần cho một người, vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu.
8. Ngày mai tôi sẽ hiến máu, tôi nên chuẩn bị như thế nào?
Tối nay bạn không nên thức quá khuya.
Nên ăn nhẹ và không uống rượu, bia trước khi hiến máu.
Mang giấy CMND, đủ giấy tờ tùy thân và thẻ hiến máu khi đi hiến máu.
9. Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, Virus tiền ung thư máu.
Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.
10. Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không?
Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần.
Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.
Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.
Máu của bạn có thể cứu được tính mạng người bệnh, mang lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình họ.
11. Quyền lợi khi tham gia hiến máu
- Người hiến máu được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.
- Được bồi hoàn máu miễn phí (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu).
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu.
- Được bồi dưỡng một suất ăn nhẹ tại chỗ, trao tặng một món quà lưu niệm, hỗ trợ một phần chi phí đi lại.
- Ngoài ra, người hiến máu còn được tham gia vào các tổ chức, các hoạt động có ý nghĩa dành cho người hiến máu...
12. Quy trình xử lý máu sau khi thu gom về bệnh viện:
- Những túi máu (máu toàn phần) sau khi lấy từ người hiến máu sẽ được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và nhanh chóng được vận chuyển về ngân hàng máu.
- Tại ngân hàng máu, những túi máu toàn phần đó sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, gồm nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét…
- Máu và các chế phẩm máu sau đó sẽ được lưu trữ và bảo quản trong các tủ bảo quản lạnh của kho máu theo thời gian.
- Khi có người bệnh đang cấp cứu hoặc điều trị cần phải truyền máu, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng hoặc tùy từng loại bệnh mà bác sĩ có chỉ định truyền máu hay các chế phẩm máu cho phù hợp. Trước khi truyền máu cho người bệnh, các đơn vị sẽ được định lại nhóm và kiểm tra xem có hòa hợp với máu người bệnh hay không. Việc truyền những túi máu cùng nhóm và hòa hợp với máu người bệnh là một việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu.
8788. Hiến máu có hại cho sức khoẻ không?
- Không. Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khoẻ.
- Máu có nhiều thầnh phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 - 10 lần so với bình thường. Hoạt động này của nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.
- Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể.
- Một số ít trường hợp những ngày sau hiến máu cảm thấy lo lắng và hơi mệt mỏi, nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.
Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa có máu có chất lượng tốt và an toàn cao cho người bệnh, giá trị nhân văn ở đây là rất đáng kính trọng.
4rumer- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
nutuong cướp không hiểu ý tôi rồi. Vậy máu bạn hiến người ta sẽ làm gì? Chẳng phải người ta đem bán cho bệnh nhân đó sao, thậm chí là giá cao. Còn 30, 40k họ cho bạn ư? Bạn ko thấy nó chẳng là gì so với cái giá họ bán máu của ta hay sao. Nếu quả thực nhân đạo, thì họ nên dùng máu đó truyền miễn phí cho người bệnh, nhất là những người nghèo như tôi với bạn.
ngaodu- Mem cấp 3
- Tham gia : 05/11/2010
Bài viết : 134
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Híc hiến máu xong ko bít đc gì hok nữa?
Khách vi- Khách viếng thăm
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
bố mình hôm đó cũng đi hiến máu đấy :d
có ai muốn xem ảnh ko :d
mình bảo bố hay cho con đi hiến thử 250ml để biết mùi hiến máu nó làm sao
mà ô ấy ko cho đi ;p
bảo hiến xong đơ mấy ngày đấy ;p
có ai muốn xem ảnh ko :d
mình bảo bố hay cho con đi hiến thử 250ml để biết mùi hiến máu nó làm sao
mà ô ấy ko cho đi ;p
bảo hiến xong đơ mấy ngày đấy ;p
LordG_DraGon- Mem cấp 4
- Tham gia : 24/12/2010
Bài viết : 264
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
ủa chú lại chém rồiLordG_DraGon đã viết:bố mình hôm đó cũng đi hiến máu đấy :d
có ai muốn xem ảnh ko :d
mình bảo bố hay cho con đi hiến thử 250ml để biết mùi hiến máu nó làm sao
mà ô ấy ko cho đi ;p
bảo hiến xong đơ mấy ngày đấy ;p
Up thử ảnh lão Dũng lên ý quên cả ông Nhiêu nữa cho anh xem mặt coi
:aa :aa
Khách vi- Khách viếng thăm
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
hix ở trường mình cũng tổ chức hiến máu nhân đạo nhưng mình không đủ cân, thế là : " cám ơn en nha, hẹn em lần sau tới hiến". Có 42kg thì ai người ta cho hiến máu, ko biết đến khi nào mới được hiến nhỉ
Mình nghỉ nhiều bạn chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp của hần đngj này, vì thế mong mấy bạn đừng nói tùm lum, tội cho những người trong tổ chức hiến máu lắm
Mình nghỉ nhiều bạn chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp của hần đngj này, vì thế mong mấy bạn đừng nói tùm lum, tội cho những người trong tổ chức hiến máu lắm
nganhim_hien- Mem cấp 3
- Tham gia : 17/05/2010
Bài viết : 143
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Thấy bảo không phải con gái 43kg là được hiến máu, quy định mới con gái = con trai >=45kg mới được hiến máu
test- Developer Team
- Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760
Re: Ngày hội hiến máu nhân đạo tại huyện Hải Hậu
Krystal_x5 đã viết:
ủa chú lại chém rồi
Up thử ảnh lão Dũng lên ý quên cả ông Nhiêu nữa cho anh xem mặt coi
:aa :aa
ơ m ơi hôm đấy hình như t nhìn thấy ô Khánh với ô Nhiêu dắt tay nhau đi hiến máu m ạ ;p
chắc ko nhìn nhầm đâu ;p
LordG_DraGon- Mem cấp 4
- Tham gia : 24/12/2010
Bài viết : 264
Similar topics
» HHA Hưởng ứng ngày hội hiến máu nhân đạo huyện Hải Hậu
» Đại học Duy Tân: Nhân tài an ninh mạng nhận lương “ngàn đô” ngay khi tốt nghiệp
» Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường khai giảng năm học mới ở huyện Hải Hậu
» Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng huyện Hải Hậu (21/8/1945-21/8/2011)
» Sinh viên Duy Tân Tham gia Hiến máu Nhân đạo
» Đại học Duy Tân: Nhân tài an ninh mạng nhận lương “ngàn đô” ngay khi tốt nghiệp
» Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường khai giảng năm học mới ở huyện Hải Hậu
» Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng huyện Hải Hậu (21/8/1945-21/8/2011)
» Sinh viên Duy Tân Tham gia Hiến máu Nhân đạo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết