“BÁO ĐỘNG ĐỎ” tuyển dụng ngành Du lịch - Khách sạn (Phần 1 – Tổng quan)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
“BÁO ĐỘNG ĐỎ” tuyển dụng ngành Du lịch - Khách sạn (Phần 1 – Tổng quan)
Thị trường du lịch Việt Nam trong 10 năm trở lại
đây, từ năm 2001 đến năm 2010 đã có những bước phát triển đột phá mạnh
mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục hơn 195% khách du lịch nội địa, gần 165%
khách du lịch quốc tế (Theo Tổng cục du lịch). Hàng loạt nhà đầu tư
trong nước và quốc tế với hàng loạt các dự án khách sạn, resort lớn từ 3
đến 5 sao tại các trung tâm du lịch – kinh tế lớn, trọng điểm như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, ... Xu thế này còn tiếp tục tăng
mạnh do nhu cầu thực tế dự kiến năm 2015 cần đáp ứng nhu cầu của 172.800
khách du lịch nội địa và 58.400 khách du lịch quốc tế. Sau cuộc khủng
hoảng năm 2008 – 2009, kinh tế Việt Nam đang hồi phục, thị trường ngành
Du lịch – Khách sạn như một tấm thiệp hồng gõ cửa các doanh nghiệp đang
hoạt động trong ngành.
Liệu ngành Du lịch – Khách sạn có bỏ quên điều gì…?
Thực tế một vấn đề cần nhìn nhận rõ ngành Du
lịch – Khách sạn thực chất là một ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ, do
đó ngoài yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn thì vấn đề con người
cũng là một vấn đề quan trọng cần hết sức được quan tâm. Tuy nhiên nhìn
lại thị trường nhân sự trong ngành những năm gần đây thì không khỏi
gióng lên một “Báo động đỏ” về tình trạng nhân sự ngành Du lịch – Khách sạn tại Việt Nam.
Từ cuối năm 2010, nhân sự ngành Du lịch – Khách
sạn thiếu hụt trầm trọng, việc tuyển dụng được nhân sự có năng lực và
gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thực tế dần tự nhiên trở thành một vấn
đề nhức nhối của chủ các doanh nghiệp.
Năm 2010, năm của nhiều sự kiện văn hóa lớn
mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như Lễ hội 1.000 năm Thăng Long, Năm
Việt Nam là chủ tịch Asian, đây là điểm vàng để hàng loạt các khách sạn
đã được đầu tư xây dựng từ trước năm 2008 đồng loạt hoàn thành và khai
trương như Crowne Plaza, Grand Plaza, Hanoi Club mở rộng, ....
Cao điểm tuyển dụng cuối năm 2010 được hình
thành khi các khách sạn này tuyển dụng hàng loạt với nhu cầu nhân sự
tăng đột biến trong khi đó nguồn cung về nhân sự được đào tạo, có tay
nghề, kinh nghiệm lại không hề tăng thậm chí còn giảm xuống. Lý do chính
vì hệ thống đào tạo Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế về số
lượng, chất lượng và có nhiều nhân sự có năng lực, kinh nghiệm tự mở
doanh nghiệp hoặc chuyển sang những ngành khác như bất động sản, bảo
hiểm, ngân hàng.
Trong khi đó nhóm các khách sạn mới mở cần nhân
sự có kinh nghiệm sẵn có để giảm chi phí đào tạo và thành lập khung hệ
thống nhận sự ổn định ngay để đi vào hoạt động và phát triển. Nhiều chế
độ đãi ngộ và mức lương tốt hơn mặt bằng được đưa ra để thu hút nhân
tài, việc tranh giành nhân sự có năng lực, kinh nghiệm trong các doanh
nghiệp trong ngành ngày càng quyết liệt.
Sau tết Tân Mão, ngành Khách sạn cũng như những
ngành khác, sau khi nhận thưởng tết thì nhiều nhân viên sẽ có nhu cầu
chuyển việc sang nơi có mức lương cao, đãi ngộ cao hơn. Việc chuyển việc
không báo trước như chỉ gửi một tin nhắn xin nghỉ hoặc nhờ đồng nghiệp
xin nghỉ chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các đồng nghiệp khác. Các chủ
doanh nghiệp cần chuẩn bị khắc phục vấn đề này và có kế hoạch tuyển dụng
tại các kênh tuyển dụng chuyên môn hơn dành riêng cho ngành Du lịch – Khách sạn để có thể có được nhân sự như mong muốn trong bối cảnh “cầu thừa cung thiếu” này.
đây, từ năm 2001 đến năm 2010 đã có những bước phát triển đột phá mạnh
mẽ với mức tăng trưởng kỷ lục hơn 195% khách du lịch nội địa, gần 165%
khách du lịch quốc tế (Theo Tổng cục du lịch). Hàng loạt nhà đầu tư
trong nước và quốc tế với hàng loạt các dự án khách sạn, resort lớn từ 3
đến 5 sao tại các trung tâm du lịch – kinh tế lớn, trọng điểm như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, ... Xu thế này còn tiếp tục tăng
mạnh do nhu cầu thực tế dự kiến năm 2015 cần đáp ứng nhu cầu của 172.800
khách du lịch nội địa và 58.400 khách du lịch quốc tế. Sau cuộc khủng
hoảng năm 2008 – 2009, kinh tế Việt Nam đang hồi phục, thị trường ngành
Du lịch – Khách sạn như một tấm thiệp hồng gõ cửa các doanh nghiệp đang
hoạt động trong ngành.
Liệu ngành Du lịch – Khách sạn có bỏ quên điều gì…?
Thực tế một vấn đề cần nhìn nhận rõ ngành Du
lịch – Khách sạn thực chất là một ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ, do
đó ngoài yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn thì vấn đề con người
cũng là một vấn đề quan trọng cần hết sức được quan tâm. Tuy nhiên nhìn
lại thị trường nhân sự trong ngành những năm gần đây thì không khỏi
gióng lên một “Báo động đỏ” về tình trạng nhân sự ngành Du lịch – Khách sạn tại Việt Nam.
Từ cuối năm 2010, nhân sự ngành Du lịch – Khách
sạn thiếu hụt trầm trọng, việc tuyển dụng được nhân sự có năng lực và
gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thực tế dần tự nhiên trở thành một vấn
đề nhức nhối của chủ các doanh nghiệp.
Năm 2010, năm của nhiều sự kiện văn hóa lớn
mang tầm cỡ quốc gia và khu vực như Lễ hội 1.000 năm Thăng Long, Năm
Việt Nam là chủ tịch Asian, đây là điểm vàng để hàng loạt các khách sạn
đã được đầu tư xây dựng từ trước năm 2008 đồng loạt hoàn thành và khai
trương như Crowne Plaza, Grand Plaza, Hanoi Club mở rộng, ....
Cao điểm tuyển dụng cuối năm 2010 được hình
thành khi các khách sạn này tuyển dụng hàng loạt với nhu cầu nhân sự
tăng đột biến trong khi đó nguồn cung về nhân sự được đào tạo, có tay
nghề, kinh nghiệm lại không hề tăng thậm chí còn giảm xuống. Lý do chính
vì hệ thống đào tạo Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế về số
lượng, chất lượng và có nhiều nhân sự có năng lực, kinh nghiệm tự mở
doanh nghiệp hoặc chuyển sang những ngành khác như bất động sản, bảo
hiểm, ngân hàng.
Trong khi đó nhóm các khách sạn mới mở cần nhân
sự có kinh nghiệm sẵn có để giảm chi phí đào tạo và thành lập khung hệ
thống nhận sự ổn định ngay để đi vào hoạt động và phát triển. Nhiều chế
độ đãi ngộ và mức lương tốt hơn mặt bằng được đưa ra để thu hút nhân
tài, việc tranh giành nhân sự có năng lực, kinh nghiệm trong các doanh
nghiệp trong ngành ngày càng quyết liệt.
Sau tết Tân Mão, ngành Khách sạn cũng như những
ngành khác, sau khi nhận thưởng tết thì nhiều nhân viên sẽ có nhu cầu
chuyển việc sang nơi có mức lương cao, đãi ngộ cao hơn. Việc chuyển việc
không báo trước như chỉ gửi một tin nhắn xin nghỉ hoặc nhờ đồng nghiệp
xin nghỉ chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các đồng nghiệp khác. Các chủ
doanh nghiệp cần chuẩn bị khắc phục vấn đề này và có kế hoạch tuyển dụng
tại các kênh tuyển dụng chuyên môn hơn dành riêng cho ngành Du lịch – Khách sạn để có thể có được nhân sự như mong muốn trong bối cảnh “cầu thừa cung thiếu” này.
mr_hoteljob- Mem Mới
- Tham gia : 14/02/2011
Bài viết : 8
Similar topics
» Tuyển dụng nhân sự ngành Du lịch – Khách sạn: Cầu thừa, cung thiếu
» Ho so du hoc Singapore-Ha Lan Call:08.38484879 chuyen ve nganh Quan tri du lich khach san.
» ĐH Duy Tân tuyển sinh duhoc tại chỗ ngành Du lịch - Khách sạn lấy bằng ĐH Troy (Mỹ)
» Trường Du lịch - ĐH Duy Tân Ký kết Hợp tác với Trường Quản trị Khách sạn & Du lịch - ĐH Bách khoa Hồng Kông
» Nhiều khách sạn lớn hợp tác tuyển dụng với Hoteljob.vn
» Ho so du hoc Singapore-Ha Lan Call:08.38484879 chuyen ve nganh Quan tri du lich khach san.
» ĐH Duy Tân tuyển sinh duhoc tại chỗ ngành Du lịch - Khách sạn lấy bằng ĐH Troy (Mỹ)
» Trường Du lịch - ĐH Duy Tân Ký kết Hợp tác với Trường Quản trị Khách sạn & Du lịch - ĐH Bách khoa Hồng Kông
» Nhiều khách sạn lớn hợp tác tuyển dụng với Hoteljob.vn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết