Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

2 posters

Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by test 12/12/10, 09:59 am

Tác giả: NGÔ TỰ LẬP

Kỳ thi ĐH đang dần dần bị xã hội vô hiệu hóa và mất dần ý nghĩa. Vậy chúng ta nên làm thế nào? Theo tôi, chúng ta nên nhìn thẳng vào thực tế. Hãy noi theo đa số các quốc gia phát triển, bỏ thi ĐH đại trà, cho phép các trường tự tuyển sinh và áp dụng chế độ thu học phí cạnh tranh.

Cách đây gần 10 năm, trong bài viết "Những kỳ thi loại bỏ nhân tài" đăng trên báo Sinh Viên, tôi đã phân tích tính chất lạc hậu của kỳ thi đại học ở nước ta hiện nay và đề xuất việc cải cách triệt để cách thức tuyển sinh ĐH. Bài viết nhận được khá nhiều phản hồi tích cực. Sau đó, Bộ GD và ĐT cũng có kế hoạch bãi bỏ kỳ thi ĐH, tuy nhiên kế hoạch này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Bài viết này tiếp tục bài viết nói trên, với nhiều suy nghĩ mới dựa trên tình hình thực tế của nền giáo dục ĐH nước nhà.

Thi ĐH đi một đường, nền tảng xã hội đi một nẻo

Trước hết, việc duy trì, bãi bỏ, hay cải cách các kỳ thi ĐH không thể là một quyết định nóng vội, duy ý chí, mà phải dựa trên một triết lý giáo dục đúng đắn, đáp ứng được ở mức cao nhất những đòi hỏi của xã hội. Thi ĐH không phải bao giờ cũng dở, hay ít ra thì cũng không phải bao giờ cũng dở hơn so với không thi ĐH.

Giáo dục như chúng ta vẫn nói, là đầu tư cho tương lai. Mà đã đầu tư, không thể không nói đến hiệu quả: Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế (mà trên thực tế thì nguồn vốn bao giờ cũng hạn chế), người ta phải tập trung vào những dự án có tiềm năng nhất, nói nôm na là "trông giỏ bỏ thóc". Trong giáo dục, cách đầu tư như vậy thể hiện qua sự ưu tiên đối với những cá nhân có tiềm năng trí tuệ cao nhất, những người mà ta vẫn gọi là "nhân tài", đồng thời duy trì giáo dục đại trà ở mức hợp lý.

Về bản chất, sự ưu tiên đối với các "nhân tài" là nhờ sự "nhường nhịn" của những người còn lại. Sự nhường nhịn ấy sẽ được bù đắp nếu như những người được hưởng ưu tiên thực sự "thành tài", sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của tất cả mọi người. Việc lựa chọn nhân tài để đầu tư chính là nhiệm vụ của các kỳ thi ĐH.

Những điều trên đặc biệt đúng trong xã hội XHCN, khi giáo dục là nhiệm vụ chung và gần như toàn bộ nguồn vốn cho giáo dục cũng là của chung. Nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, ta thấy rằng đa số xuất thân từ nông thôn. Điều này phản ánh đúng cơ cấu xã hội Việt Nam mấy chục năm trước, khi đại đa số người dân sống ở nông thôn.

Điều này đồng thời cũng chứng tỏ rằng các kỳ thi ĐH trong một giai đoạn nhất định đã hoàn thành nhiệm vụ lựa chọn nhân tài, những người có tư chất xuất sắc, chứ không chỉ "biết nhiều". Dĩ nhiên các kỳ thi ĐH lúc đó không phức tạp như ngày nay, bởi số người dự thi ít hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sự khác biệt về điều kiện sống không lớn như hiện nay.

Việc dạy thêm và luyện thi chưa có, và các đề thi ĐH cũng chỉ yêu cầu những kiến thức trong sách giáo khoa, nên các em học sinh dù sống ở vùng xa xôi hẻo lánh vẫn có nhiều cơ hội trúng tuyển. Bản thân tôi học ở Phú Thọ hơn 8 năm, chỉ một năm rưỡi cuối cấp THPT mới về Hà Nội. Kỳ thi ĐH năm 1979, lớp cũ của tôi (ở Phú Thọ) có 4 người đỗ, còn lớp mới (ở Hà Nội) có 5 người đỗ, không kể tôi - nghĩa là sự khác biệt không lớn lắm.

Tôi nhớ, trong số bạn bè tập trung ở Hà Nội trước khi đi học ở nước ngoài, tức là những người trúng tuyển với điểm số rất cao, nhiều người chưa bao giờ đến Hà Nội, nhiều người chưa bao giờ biết bia hay bánh mỳ pa-tê là gì. Những người ấy về sau đã nhanh chóng đuổi kịp và thậm chí bỏ xa nhiều sinh viên các nước phát triển hơn như Nga, Bungari, Ba Lan, Đức...

Thế nhưng ai cũng thấy rằng hiện nay chế độ tuyển sinh ĐH đã trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong rất nhiều lý do, theo tôi, lý do chính là các kỳ thi ĐH nói riêng và nền ĐH của ta nói chung vẫn tiếp tục vận hành theo lối cũ, phù hợp với triết lý cũ, trong khi nền tảng kinh tế xã hội đã thay đổi rất nhiều, nếu không nói là cơ bản.

Khi chấp nhận kinh tế thị trường, chúng ta buộc phải công nhận vai trò điều tiết của thị trường đối với lực lượng lao động. Trước kia, trong nền kinh tế tập trung, nhà nước quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và căn cứ vào đó mà xác định kế hoạch phát triển nhân lực. Ngày nay nhu cầu của thị trường và sự cạnh tranh trong chính lực lượng lao động mới là nhân tố quyết định các định hướng giáo dục.

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Pha-san-ky-thi-dai-hoc-1
Thi ĐH đi một đường, nền tảng xã hội đi một nẻo. Ảnh minh họa

Thi ĐH làm gia tăng bất công xã hội

Giáo dục, vì thế, trở thành vấn đề thiết thân với từng cá nhân và từng gia đình. Cơ cấu vốn cũng thay đổi. Nếu trước kia nguồn vốn cho giáo dục (bao gồm cả trường sở, giáo trình, đội ngũ giáo viên...) đều là của chung và rất hạn chế, thì ngày nay các nguồn vốn của tư nhân tham gia ngày càng nhiều. Các cá nhân, sau khi đóng thuế (tức là tham gia đóng góp cho xã hội, bao gồm cả cho giáo dục) cần được khuyến khích đầu tư cho giáo dục con cái họ, cho dù con cái họ có thể không thuộc nhóm người có tư chất xuất sắc để được hưởng ưu tiên của xã hội.

Nỗ lực học tập của bất kỳ ai, cho dù năng lực kém đi chăng nữa, cũng chỉ là điều tốt lành cho xã hội. Không những thế, học tập bằng tiền của mình, đó là một quyền chính đáng của mọi người dân, là một trong những mục tiêu cao cả nhất của cuộc cách mạng 1945. Thế nhưng các kỳ thi ĐH đã loại bỏ quyền đó của rất nhiều người.

Một tác động tiêu cực khác của các kỳ thi ĐH là làm gia tăng bất công xã hội. Cuộc thi ĐH là để chọn những người có tư chất tốt. Nhưng lối thi cử nặng về đánh giá kiến thức hiện này tất yếu dẫn đến việc luyện thi tràn lan. Cùng với khoảng phân cách giàu nghèo đang ngày mở rộng, việc thi ĐH đang ngày càng đi ngược lại mục đích của nó.

Dĩ nhiên, trong số các học sinh được học và luyện thi chu đáo ở thành phố, thị xã, cũng có những em thông minh, tư chất tốt. Nhưng đối với các học sinh nghèo ở tỉnh xa, cơ hội cũng như chất lượng học thêm, luyện thi không thể so với học sinh giàu ở thành phố. Một học sinh dù có phẩm chất trí tuệ tốt nhưng không được luyện thi, sẽ rất khó đạt điểm cao.

Đó là chưa nói, với tình trạng thi ĐH đại trà như hiện nay, bản thân những người chấm cũng không đủ thời gian để đánh giá chính xác về tư chất của học sinh, mà chỉ thiên về đối chiếu (nhiều khi khá qua loa đại khái) bài thi với đáp án. Kết quả là các kỳ thi ĐH không chọn được nhân tài như mục tiêu của nó.

Kết quả tất yếu của sức ép xã hội

Xã hội đã phản ứng lại các cuộc thi này như thế nào?

Những gia đình có điều kiện kinh tế đưa con ra nước ngoài, nơi cổng trường ĐH lúc nào cũng sẵn sàng chào đón. Trên thực tế, không phải ai cũng muốn cho con du học. Ngoài tốn kém về tài chính và sự xa cách tình cảm, họ còn có mối lo làm sao theo dõi việc học hành, sinh hoạt của con em mình nơi đất khách quê người.

Một tác động tiêu cực khác của các kỳ thi ĐH là làm gia tăng bất công xã hội. Cuộc thi ĐH là để chọn những người có tư chất tốt. Nhưng lối thi cử nặng về đánh giá kiến thức hiện này tất yếu dẫn đến việc luyện thi tràn lan. Cùng với khoảng phân cách giàu nghèo đang ngày mở rộng, việc thi ĐH đang ngày càng đi ngược lại mục đích của nó.

Nhưng họ đâu có sự lựa chọn nào khác. Họ không thể nhắm mắt mặc kệ con em mình đứng ngoài nhìn vào trường ĐH, nhất là ở một xã hội trọng bằng cấp như Việt Nam. Vì thế, số du học sinh Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, đến mức có người gọi là "tị nạn giáo dục". Theo con số thống kê của Bộ GD và ĐT, số du học sinh Việt Nam tại các cơ sở đào tạo nước ngoài hiện này là khoảng 60.000.
Ngoài nguy cơ chảy máu chất xám mà rất nhiều học giả và các nhà quản lý đã đề cập, số du học sinh này cũng đem ra nước ngoài một lượng ngoại tệ lên đến hàng tỷ dollar Mỹ mỗi năm. Một phần đáng kể của lượng ngoại tệ khổng lồ này đáng lẽ được giữ lại Việt Nam phục vụ cho các kế hoạch phát triển đất nước, trong đó có ngành giáo dục ĐH đang thiếu vốn đầu tư.

Tất nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể gửi con ra nước ngoài. Vì thế, người ta phải tìm cách khác. Một trong những cách khác đó là ồ ạt lập thêm nhiều trường ĐH mới, đồng thời nâng cấp hàng loạt trường cao đẳng lên ĐH và hàng loạt trường trung cấp lên cao đẳng.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT, nếu năm 1987 cả nước có 107 trường ĐH và CĐ, thì năm 2009 con số này là 376 trường, tăng 3,7 lần. Riêng 2 năm 2006-2007 đã có gần 40 trường ĐH mới được thành lập hoặc nâng từ cấp thấp hơn. Nhờ sự gia tăng nhanh chóng về số trường, tổng số sinh viên cũng tăng 13 lần, từ trên 133.000 năm 1987 lên trên 1,7 triệu năm 2009.

Việc ồ ạt mở các trường ĐH và CĐ trong những năm vừa qua bị nhiều người phê phán nhưng theo tôi nó là kết quả tất yếu của sức ép xã hội. Cho dù chất lượng các trường ĐH còn thấp, nhưng cũng còn hơn không. Tác giả Mỹ Chico Harlan, trong bài viết "Vietnamese teens' thirst for college outpaces country's educational system" trên tờ Washington Post, so sánh rằng với dân số gần 89 triệu dân, Việt Nam có chưa tới 400 trường ĐH và CĐ, trong khi Mỹ, với dân số 310 triệu, có tới hơn 4.400 trường. Tác giả này cũng cho biết, tỷ lệ sinh viên so với dân số của Việt Nam chỉ bằng 1/2 của Thái Lan và 1/3 của Hàn Quốc.

Việc tăng nhanh số trường ĐH và CĐ trong bối cảnh chất lượng giáo dục phổ thông chưa được cải thiện cũng tất yếu dẫn đến một hậu quả khác mà thoạt nhìn là tiêu cực, nhưng thực chất lại là tích cực. Đó là buộc Bộ GD và ĐT phải quy định điểm sàn tuyển sinh thấp và có xu hướng giảm dần. Trong bảng là điểm sàn tuyển sinh ĐH do Bộ GD và ĐT công bố trong 7 năm gần đây:

Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Khối A
14
15
13
15
13
13
13
Khối B
15
15
14
15
15
14
14
Khối C
15
14
14
14
14
14
14
Khối D
14
14
13
13
13
13
13
Nguồn: Thu thập và đối chiếu từ các báo trong nước

Tất nhiên điểm thi ĐH còn phụ thuộc và mức độ khó hay dễ của đề thi. Vì thế, nếu không muốn hạ điểm sàn, Bộ GD và ĐT còn có thể chọn cách khác, đó là ra đề dễ hơn. Dù chọn cách nào, thì mục đích cũng vẫn là nhằm thỏa mãn đòi hỏi của xã hội trong việc mở rộng hơn cánh cửa vào trường ĐH.

Thi ĐH đang dần bị xã hội "vô hiệu hóa"

Cùng với việc ồ ạt lập thêm nhiều trường ĐH mới là sự nở rộ của các chương trình đào tạo ĐH không chính quy (được tổ chức dưới hình thức liên kết giữa một trường ĐH và các tổ chức khác nhau) và các chương trình liên thông từ trung cấp lên CĐ và ĐH. Các chương trình đào tạo không chính quy và liên thông từ bậc trung cấp cũng chịu nhiều phê phán, nhưng mặt tích cực của nó là mở ra cơ hội giành tấm bằng ĐH cho phần lớn những ai mong muốn.

Tóm lại, bằng nhiều cách, kỳ thi ĐH đang dần dần bị xã hội vô hiệu hóa và mất dần ý nghĩa. Vậy chúng ta nên làm thế nào? Theo tôi, chúng ta nên nhìn thẳng vào thực tế. Hãy noi theo đa số các quốc gia phát triển, bỏ thi ĐH đại trà, cho phép các trường tự tuyển sinh và áp dụng chế độ thu học phí cạnh tranh.

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Pha-san-ky-thi-dai-hoc-4
Cùng với việc ồ ạt lập thêm nhiều trường ĐH mới là sự nở rộ của các chương trình đào tạo ĐH không chính quy. Ảnh minh họa

Về vấn đề này, tôi đã đề cập khá chi tiết trong bài "Học phí ĐH: cần một cách tiếp cận khác". Ở đây chỉ xin tóm tắt vài ý chính. Theo tôi, mức học phí phải cao hơn đáng kể so với hiện nay, vào khoảng 2-3 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh viên đều phải nộp mức học phí. Chúng ta nên căn cứ vào kết quả học tập để phân loại sinh viên và áp dụng các mức học phí khác nhau.

Chẳng hạn, 10% sinh viên xuất sắc nhất không những không phải trả tiền học phí, mà còn nhận được học bổng, đủ để chi trả tiền nhà và sinh hoạt. 30% tiếp theo được miễn học phí. Như vậy, chỉ có 60% phải nộp học phí. Với chính sách học phí như vậy, chúng ta có thể hỗ trợ các sinh viên nghèo học giỏi, tạo cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các em nỗ lực học tập, giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, đồng thời góp phần nâng cao mức sống của giảng viên và từ đó chống tiêu cực trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng ta nên thành lập một vài trường ĐH trình độ cao với chế độ thi tuyển rất chặt chẽ. Sinh viên các trường này được hưởng học bổng toàn phần đủ để họ toàn tâm toàn ý vào học tập nghiên cứu. Các học bổng này là sự ưu tiên của xã hội để đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa của đất nước. Vì thế nó không chỉ dựa trên kết quả thi đầu vào, mà được quyết định lại hàng năm căn cứ vào kết quả học tập.

Để giảm bớt bất bình đẳng xã hội, chế độ học phí của các trường ĐH khác có thể có nhiều mức, căn cứ vào thu nhập của cha mẹ, địa phương xuất thân của sinh viên và tính chất ưu tiên đối với những ngành hoặc khu vực địa lý...

Mỗi trường cũng có thể có các học bổng đặc biệt dành cho các đối tượng khác nhau, như những người có thành tích đặc biệt về thể thao, nghệ thuật, những người có hoạt động xuất sắc vì cộng đồng...Ngoài ra, các trường ĐH cần chủ động kêu gọi các công ty, tổ chức và các nhà hảo tâm lập ra các học bổng nhằm khuyến khích tài năng hoặc trợ giúp những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt.

Bỏ thi ĐH, theo tôi, là một quan điểm rất tiến bộ. Nó đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội học tập, bởi học tập là quyền chính đáng của mọi người, mặc dù xuất phát điểm có thể khác nhau. Vì vậy, nếu chúng ta không chủ động quyết định, chúng ta sẽ bị cuộc sống bỏ qua.

© TUANVIETNAM.NET
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by nguoila_docbuoc 12/12/10, 10:29 am

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 bài viết có tính tuyên truyền thật vớ vẩn. Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878
nguoila_docbuoc
nguoila_docbuoc
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 13/08/2010
Bài viết : 257


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by nguoila_docbuoc 12/12/10, 10:31 am

cái kiểu mà thu học phí cạnh tranh càng làm tăng bất công xã hội thui, đúng ko? có tiền mà học gà thì cũng dc học trường vip, có bằng tốt thì thật là vớ vẩn. chán.
túm lại đời là như thế. đó chỉ là ý kiến của một số ng thui. ko dễ j mà thay đổi dc Test ah? Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878
nguoila_docbuoc
nguoila_docbuoc
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 13/08/2010
Bài viết : 257


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by nguoila_docbuoc 12/12/10, 10:36 am

tự tổ chức tuyển sinh thì cũng nhiều bất cập lém đó? ko phải chuyện đùa. tóm lại kì thi ĐH rất quan trọng. ko phải chuyện bỏ là bỏ ngay dc. cái j cũng cần thời gian, bỏ kì thi đại học thì cũng làm ảnh hưởng lớn tới một lực lượng trong xã hộ......
nguoila_docbuoc
nguoila_docbuoc
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 13/08/2010
Bài viết : 257


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by test 12/12/10, 12:13 pm

Không có gì là không thể, nói chung mấy cái trang như BBC VietNamese, TuanVietNam mình rất thích đọc. Họ không chỉ nhìn ra cái mặt tích cực của XH mà còn thẳng thắn thừa nhận và đánh giá những mặt hạn chế của XH
Cho nên VN cấm cấm BBC...vì họ "nói thật"
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by nguoila_docbuoc 12/12/10, 02:41 pm

test đã viết:Không có gì là không thể, nói chung mấy cái trang như BBC VietNamese, TuanVietNam mình rất thích đọc. Họ không chỉ nhìn ra cái mặt tích cực của XH mà còn thẳng thắn thừa nhận và đánh giá những mặt hạn chế của XH
Cho nên VN cấm cấm BBC...vì họ "nói thật"
mấy cái lí thuyết xuông chẳng có ý nghĩa j. cái j cũng phải dựa vào hoàn cảnh thực tiên. nhiều khi biết là thế đấy nhưng mà có phải một sớm 1 chiều là thay đổi dc đâu.
Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878 Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học 480878
nguoila_docbuoc
nguoila_docbuoc
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 13/08/2010
Bài viết : 257


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by test 14/12/10, 11:52 am

Bỏ thi đại học có phải là tiến bộ?

Tác giả: HOÀNG BIÊN (TRƯỜNG ĐHKHXH & NV- ĐHQGHN)

Việc thi hay bỏ thi ĐH, theo tôi đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể nền giáo dục còn nhiều vấn đề của nước ta. Dù có bỏ thi ĐH thì cũng khó có thể đem lại những kết quả tốt đẹp mà tác giả Ngô Tự Lập mong muốn.

LTS: Sau khi đăng bài viết "Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học" của tác giả Ngô Tự Lập, Tuần Việt Nam chúng tôi nhận được bài viết của tác giả Hoàng Biên, từ trường ĐHKHXH & NV- ĐHQGHN. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết của tác giả dưới đây. Và hy vọng các quý bạn đọc gần xa, trong nước, nước ngoài tiếp tục thảo luận về vấn đề này.

Bỏ thi ĐH cũng không thể đem lại công bằng xã hội

Ở bài "Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học", tác giả Ngô Tự Lập có viết: Nỗ lực học tập của bất kỳ ai, cho dù năng lực kém đi chăng nữa, cũng chỉ là điều tốt lành cho xã hội. Không những thế, học tập bằng tiền của mình, đó là một quyền chính đáng của mọi người dân...Thế nhưng các kỳ thi ĐH đã loại bỏ quyền đó của rất nhiều người.

Trong thực tế, theo tôi, kỳ thi ĐH không thể có đủ khả năng để loại bỏ quyền học tập của bất kỳ ai. Bởi vào ĐH hiện chỉ là một ngả đường trong hàng trăm, hàng nghìn con đường của sự học. Thực tế cho thấy có nhiều cách để học tập và trong xã hội hiện nay có rất nhiều người đã học, đã thành công mà không qua trường lớp nào cả. Như vậy, nói chính xác thì thi ĐH làm mọi người khó khăn đôi chút để lấy cho mình một tấm bằng ĐH.

Mặc dù nỗ lực học tập của bất kỳ ai cũng đáng hoan nghênh nhưng không phải vì thế mà không cần có sự chọn lọc. Chọn lọc để tìm ra người có năng lực và để giảng đường không bị vỡ tung vì nhiều người chen lấn ở đó. Kỳ thi ĐH mà chúng ta đang thực hiện mặc dù còn nhiều vấn đề nhưng nó vẫn đang thực hiện khá tốt vai trò lựa chọn người học.

Những kỳ thi ĐH mà chúng ta đang cố gắng thực hiện hàng năm chính là một sự thể hiện cụ thể của sự công bằng. Nói như tác giả, nếu như chúng ta xóa bỏ kỳ thi ĐH sẽ đem lại nhiều cơ hội cho những người muốn có được tấm bằng ĐH, dù người đó "năng lực kém" đi nữa. Có thể đó là mong muốn tốt, thế nhưng đằng sau kỳ thi ĐH còn rất nhiều vấn đề khác đáng bàn.

Trong những năm qua, Bộ GD và ĐT đã tìm nhiều phương pháp, phát động nhiều phong trào để đưa chất lượng giáo dục nước nhà đi lên. Ví như đưa hình thức thi trắc nghiệm vào các kỳ thi, áp dụng phương pháp học tín chỉ vào các trường ĐH, CĐ... Thế nhưng chất lượng giáo dục đem lại dường như vẫn không mấy khả quan.

Một câu hỏi đặt ra là những "phát kiến" giáo dục khi được áp dụng vào thực tế thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, ai là người cam kết độ khả thi của nó. Chúng ta không thể thử nghiệm dạy và học từ thế hệ này sang thế hệ khác mãi được.


Chúng ta không thể mở rộng cổng trường để đón nhận thêm sinh viên khi mà giảng đường của các trường ĐH đều quá tải. Những giảng đường hiện nay với 100 sinh viên đã rất ngột ngạt sẽ không thể chứa thêm 100 hoặc 200 sinh viên nữa. Nếu muốn tạo thêm cơ hội cho nhiều người theo học thì trước hết chúng ta phải có nền tảng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học. Muốn những cái đầu của sinh viên có thể lĩnh hội được tri thức thì phải tạo điều kiện cho họ có một chỗ ngồi học thoải mái đã.

Nói như vậy để thấy rằng dù chúng ta có xóa bỏ hay vẫn thực hiện kỳ thi ĐH như hiện nay thì cơ hội vào ĐH của mọi người cũng không thay đổi. Có chăng, đó chỉ là lấy sự công bằng từ tay người này chuyển cho người khác mà thôi!

Hơn thế nữa, một kỳ thi, dù thế nào đi nữa cũng không phải là thứ có thể đem đến sự công bằng tuyệt đối trong giáo dục cho mọi người được. Công bằng cần trong suốt quá trình học và cả khi sinh viên đã ra trường.

Sợ "chất xám" bỏ đi không có nghĩa là "trói chất xám" lại

Trong bài viết trên, tác giả có vẻ lo lắng khi số lượng du học sinh Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Và theo tác giả, một lý do dẫn tới tình trạng đó là do những học sinh này không thể thi đỗ vào các trường ĐH trong nước nên mới ra nước ngoài học để phải tốn kém về tài chính, xa cách tình cảm...

Theo tôi, điều này không đúng. Tất nhiên cũng có một vài thành phần gia đình lắm tiền nhiều của nhưng học kém nên muốn ra nước ngoài "dạo chơi" vài năm rồi mang về 1 tấm bằng nào đó cho hợp thời. Tuy vậy, đó chỉ là số ít, và có lẽ cũng không nên xếp họ vào hàng "chất xám".

Còn đại đa số học sinh ra nước ngoài học là họ muốn tìm điều kiện học tập tốt hơn và sau nữa là môi trường làm việc thuận lợi hơn, để họ có thể khẳng định và phát triển năng lực của mình.

Dù phải đánh đổi nhiều thứ nhưng họ khắc phục để theo học. Và chúng ta muốn hoặc mời họ học để tiết kiệm ngoại tệ thì chắc chắn họ cũng không nhận lời. Có một thực tế là rất nhiều con cái của những giảng viên, những người công tác trong ngành giáo dục cũng luôn muốn " tị nạn giáo dục".

Trong tình hình chất lượng giáo nước ta còn yếu kém như hiện nay thì sự ra đi của họ là tất yếu. Những thành tích quốc tế mà gần đây chúng ta có được phần lớn cũng là do những du học sinh mang về. Chúng ta nên lo lắng và tự hỏi vì sao họ đi mà không trở về và làm thế nào để trả lời câu hỏi đó thì sẽ tốt hơn!

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Bo-thi-dai-hoc-co-tien-bo-1
Kỳ thi ĐH không thể có đủ khả năng để loại bỏ quyền học tập của bất kỳ ai. Ảnh minh họa

Học mà không ra gì thì còn tệ hơn là không học

Trong những năm gần đây, số lượng các trường ĐH và CĐ nước ta mọc nên như nấm sau mưa. Đúng như tác giả đã trích dẫn: Theo số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT, nếu năm 1987 cả nước có 107 trường ĐH và CĐ, thì năm 2009 con số này là 376 trường, tăng 3,7 lần. Riêng 2 năm 2006-2007 đã có gần 40 trường ĐH mới được thành lập hoặc nâng từ cấp thấp hơn. Nhờ sự gia tăng nhanh chóng về số trường, tổng số sinh viên cũng tăng 13 lần, từ trên 133.000 năm 1987 lên trên 1,7 triệu năm 2009.

Tác giả Ngô Tự Lập đã nhìn ra được mặt tích cực của thực trạng trên, đó là nó đáp ứng nhu cầu giành tấm bằng ĐH cho phần lớn những ai mong muốn và nó khiến Bộ GD và ĐT phải hạ thấp điểm sàn ĐH trong những năm gần đây nhằm thỏa mãn đòi hỏi của xã hội trong việc mở rộng hơn cánh cửa vào trường ĐH.

Về vấn đề này, trước hết xin khẳng định việc hạ thấp điểm sàn ĐH không có nghĩa là cánh cửa vào các trường ĐH được mở rộng, bởi dù điểm sàn dù cao hay thấp chỉ để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Chỉ tiêu này để đáp ứng nhu cầu nhân lực chứ hoàn toàn không phải để đáp ứng nhu cầu học của xã hội. Hơn thế nữa, hiện nay, tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm đúng ngành học ngày càng tăng.

Chúng ta đào tạo thêm số lượng sinh viên để cho ra đời nhiều cử nhân thất nghiệp thì còn tai hại hơn. Vì vậy chuyện chỉ tiêu tuyển sinh ĐH có tăng thì cũng không phải tín hiệu đáng mừng.

Còn chuyện các trường ĐH, CĐ mọc lên nhanh chóng sẽ "giúp" nhiều người giành được tấm bằng ĐH mà mình mong muốn. Có thể đúng là như vậy nhưng theo tôi thì lợi thì có lợi nhưng hại thì cũng vô cùng. Nếu các trường ĐH, CĐ ra đời chỉ để "phát bằng" cho người học mà không quan trọng chất lượng dạy và học như thế nào thì cũng như không học. Những trường đó chỉ đào tạo những người có bằng mà không có nghề và kiến thức. Thậm chí còn tệ hơn rất nhiều vì nó lấy đi của xã hội biết bao tiền của và thời gian.

Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến rất nhiều trường ĐH, CĐ ra đời mà không đủ điều kiện vật chất và giáo viên. Có thể khẳng định đó là những quyết định vụ lợi và vô trách nhiệm, hoàn toàn không vì sự phát triển của xã hội và nền giáo dục. Mặc dù tỉ lệ trường ĐH và tỉ lệ sinh viên so với dân số của nước ta thấp nhưng không phải vì thế mà bất cứ giá nào cũng phải tăng số lượng trường và sinh viên lên cho "bằng anh, bằng em" được. Có mà như không thì thà không có còn hơn!

Việc thi hay bỏ thi ĐH, theo tôi đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể nền giáo dục còn nhiều vấn đề của nước ta. Dù có bỏ thi ĐH thì cũng khó có thể đem lại những kết quả tốt đẹp mà tác giả Ngô Tự Lập mong muốn.

Có thể thấy, trong những năm qua, Bộ GD và ĐT đã tìm nhiều phương pháp, phát động nhiều phong trào để đưa chất lượng giáo dục nước nhà đi lên. Ví như đưa hình thức thi trắc nghiệm vào các kỳ thi, áp dụng phương pháp học tín chỉ vào các trường ĐH, CĐ...Thế nhưng chất lượng giáo dục đem lại dường như vẫn không mấy khả quan. Một câu hỏi đặt ra là những "phát kiến" giáo dục khi được áp dụng vào thực tế thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm, ai là người cam kết độ khả thi của nó. Chúng ta không thể thử nghiệm dạy và học từ thế hệ này sang thế hệ khác mãi được.

© TUANVIETNAM.NET
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học Empty Re: Sự phá sản trên thực tế của kỳ thi đại học

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết