Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên

2 posters

Go down

Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Empty Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên

Bài gửi by chauhuyen 25/03/19, 08:26 pm

[size=32]Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên[/size]
 
Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được TS.Phan Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, Đại học Duy Tân phát hiện tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum và sau đó là tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
Bài báo khoa học giới thiệu về loài chuồn chuồn kim mới này của TS.Phan Quốc Toản ngay lập tức được Tạp chí Quốc tế Zootaxa chấp nhận đăng tải vào ngày 4-2-2019. Tên của loài chuồn chuồn kim này được tác giả trân trọng đặt theo tên của người sáng lập lên trường Đại học (ĐH) Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, đó là Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ với tên khoa học là Coeliccia lecongcoi.
 
Khám phá bí ẩn giữa núi rừng Tây Nguyên
 
Là một người yêu thiên nhiên, say mê vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài côn trùng, TS. Phan Quốc Toản đã dành khá nhiều thời gian để sống, tìm hiểu và nghiên cứu ở khắp các cánh rừng Việt Nam. Công việc nghiên cứu đòi hỏi phải trèo đèo, lội suối khá vất vả nhưng giúp TS.Toản phát hiện ra những điều mới lạ về các loài côn trùng vốn đang góp phần vào việc tạo dựng một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường tự nhiên Việt Nam.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Photo-1-15504558139501802013130
Loài chuồn chuồn kim mới mang tên Coeliccia lecongcoi
 
Công bố quốc tế mới nhất của TS. Toản chính là về một loài chuồn chuồn kim mới được phát hiện tại khu vực núi rừng Tây Nguyên của Việt Nam. Đó là một loài chuồn chuồn kim có mặt lưng được bao phủ một màu đen tuyền và bên phía dưới bụng được nhuộm màu vàng óng. Cả cơ thể của chuồn chuồn kim này là sự phối màu khéo léo trong tính cân đối của đôi mắt màu vàng, má màu xanh, và phần ngực được bao phủ bởi một lớp phấn mờ. Ngay khi phát hiện những khác biệt ở loài chuồn chuồn kim này, TS.Toản đã thu thập mẩu vật, xử lý và sau đó, mang về để tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại ĐH Duy Tân. Quá trình nghiên cứu tỉ mỉ đã giúp TS.Toản phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn trên cơ thể của chuồn chuồn kim và khẳng định đây là một loài hoàn toàn mới trong khoa học. Loài côn trùng mới này chủ yếu sống ở những dòng suối nhỏ (chiều rộng 2 ~ 4m) xen kẽ với những tảng đá lớn tối tăm hay các thảm thực vật rậm rạp ở các khu rừng nguyên sinh. TS.Toản quyết định đặt tên loài côn trùng này là Coeliccia lecongcoi.
 
Trước đó vào năm 2017, TS.Phan Quốc Toản cũng đã từng công bố nghiên cứu về một loài chuồn chuồn kim mới khác với tên gọi là Coeliccia duytan được tìm thấy ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Hai loài này đều là những loài đặc hữu, chỉ mới được phát hiện phân bố ở khu vực Tây Nguyên. Điểm khác biệt là con đực của loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi có vạch màu đen ở vân ngực, khác nhau về hình dạng đốm phấn trắng và khác nhau nữa ở đặc điểm cấu tạo phần sau của đốt ngực trước (prothorax) ở con cái. Các kết quả nghiên cứu về nhóm chuồn chuồn kim này đã đặt những bước chân đầu tiên cho một hành trình dài khám phá và tìm hiểu những điều thú vị về chuồn chuồn kim cũng như các loài côn trùng khác ở Việt Nam.
 
Ẩn ý về tên của loài chuồn chuồn kim mới Coeliccia lecongcoi
 
Từ báo cáo khoa học đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Zootaxa, phát hiện một điều khá thú vị với tên của loài chuồn chuồn kim mới này, đó là Coeliccia lecongcoi. Phải chăng đó là tên gọi được đặt theo tên của một người nổi tiếng?
 
Điều này không còn quá xa lạ trong giới khoa học hiện nay khi những phát hiện mới đã được tác giả đặt tên dựa theo một nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn vinh, tri ân, hay tưởng nhớ một người nào đó. Đã có rất nhiều loài sinh vật được đặt tên theo hướng này, chẳng hạn như loài Bướm đêm Neopalpa donaldtrumpi ở bang Arizona, California được đặt theo tên Tổng thống Donald Trump, hay có tới 9 loài sinh vật mang tên vị cựu Tổng thống Barack Obama, hoặc một loài Bọ cánh cứng ở Malaysia, loài Grouvellinus leonardodicaprioi cũng được đặt tên theo tên của nam diễn viên Leonardo DiCaprio,…
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Photo-1-1550455817429110522066
Ngoài chuồn chuồn kim, TS.Phan Quốc Toản còn say mê nghiên cứu các loại côn trùng khác như bướm, bọ cánh cứng, ve sầu,... và cả các loại ký sinh trùng gây bệnh ở người
 
Lý giải điều thú vị này đối với tên gọi Coeliccia lecongcoi dành cho loài chuồn chuồn kim mới vừa được phát hiện, và trước đó cũng đã từng đặt tên Coeliccia duytan cho một loài chuồn chuồn kim khác, tác giả là TS.Phan Quốc Toản chia sẻ: "Đối với riêng tôi, loài chuồn chuồn kim Coeliccia lecongcoi được đặt theo tên của Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - một người thầy mẫu mực cũng chính là người mà tôi luôn ngưỡng mộ về tinh thần làm việc, ý chí và nghị lực để xây dựng và phát triển trường ĐH Duy Tân uy tín như hôm nay. Tôi đã đặt tên cho 2 loài chuồn chuồn mới là Coeliccia duytan và Coeliccia lecongcoi chính là thể hiện sự trân trọng đối với ngôi trường này, đồng thời mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa hai loài Coeliccia lecongcoi và Coeliccia duytan cũng như ngụ ý nói về một mối khăng khít và gắn bó giữa thầy Lê Công Cơ với ĐH Duy Tân. Thầy là người sáng lập và vượt qua chặng đường 25 năm đầy sóng gió để tạo dựng nên một môi trường học tập và làm việc chất lượng cho giảng viên và sinh viên khắp cả nước, đặc biệt trong đó có người dân ở khu vực miền Trung nghèo khó và nắng gió này."
 
Ngay sau khi lấy bằng Tiến sĩ về côn trùng học tại Nhật Bản, TS.Phan Quốc Toản đã tham gia sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng của ĐH Duy Tân. Đây chính là chiếc nôi để TS.Toản thỏa sức với đam mê và nghiên cứu về côn trùng. Nhà trường đã tạo điều kiện để TS.Toản dạo bước khắp các núi rừng của Việt Nam cũng như cung cấp phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết khác, phục vụ cho việc nghiên cứu và tích lũy kiến thức mới. Chuồn chuồn kim được TS.Toản rất quan tâm nghiên cứu bởi đây là nhóm côn trùng bán thủy sinh, cả giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành đều là những loài săn bắt các loài côn trùng khác để ăn thịt. Chuồn chuồn cũng chính là một nhóm sinh vật chỉ thị (bioindicator) dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước và các hệ sinh thái, đồng thời, còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tiêu diệt nhiều loài côn trùng gây hại.
 
Việt Nam là 1 trong 15 nước có đa dạng sinh học xếp vào hàng cao nhất thế giới. Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu, ước tính ở Việt Nam đến năm 2007, đã có khoảng 235 loài chuồn chuồn được xác nhận, nhưng chỉ sau hơn 10 năm, đến nay, số lượng loài đã tăng lên gần 400 loài. Chỉ riêng đối với nhóm chuồn chuồn kim, trong vòng 2 năm trở lại đây, TS.Phan Quốc Toản và các đồng nghiệp đã phát hiện và công bố hàng chục loài mới qua thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của Việt Nam. Việc nghiên cứu đa dạng loài chuồn chuồn nói riêng và động vật học nói chung đang thực sự có ý nghĩa cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của Việt Nam, phục vụ cho các công tác đánh giá bảo tồn loài, nguồn gốc phát sinh của loài, và nghiên cứu sự phân bố của các nhóm loài dựa vào quá trình biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái.
 
Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo các ngành về Môi trường tại ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa
 
Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nha-khoa-hoc-dai-hoc-duy-tan-phat-hien-loai-chuon-chuon-kim-moi-o-tay-nguyen-20190218091659178.htm
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Empty Re: Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên

Bài gửi by tuanh 27/03/19, 10:12 am

ĐH Duy Tân mở ngành Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược
Đại học Duy Tân đã được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cấp phép đào tạo thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược.
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Duoc1_ijsj
TS Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế, phát biểu tại Lễ Khai giảng
Với 7 năm kinh nghiệm đào tạo ngành Dược sĩ đại học cùng nhiều năm liên kết hợp tác đào tạo với 2 trường Y lớn của Mỹ là Đại học (ĐH) Illinois ở Chicago và ĐH Pittsburgh bên cạnh nhiều trường khác ở Đài Loan, Thái Lan, Singapore,… ĐH Duy Tân đã được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cấp phép đào tạo Thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược - theo Quyết định số 2951/QĐ-BGDĐT. Theo đó, ĐH Duy Tân trở thành ĐH ngoài công lập đầu tiên tại khu vực miền Trung đào tạo bậc Thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược và đã tổ chức Lễ Khai giảng Khóa I (đầu tiên) vào ngày 12.1.2019 vừa qua.
Tại Lễ Khai giảng, TS Nguyễn Minh Lợi - Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế đã khẳng định trước 23 tân học viên Thạc sĩ: “Lễ Khai giảng đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược khóa I tổ chức vào một năm rất ý nghĩa, khi ĐH Duy Tân đạt tới cột mốc 10 năm triển khai đào tạo nhân lực Y tế và cũng là thời điểm ĐH Duy Tân sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập trường. Xin được chúc mừng những thành công của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua…”.
Để đảm bảo cho học viên tốt nghiệp Thạc sĩ Dược đạt trình độ chuyên môn cao, ĐH Duy Tân đã xây dựng khung chương trình giảng dạy với nội dung tiên tiến và tiếp cận chuyên sâu các vấn đề then chốt của lĩnh vực Y Dược. ĐH Duy Tân đã liên kết hợp tác và tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có nghiên cứu Y khoa hàng đầu của Mỹ như: ĐH Pittsburgh, ĐH Illinois ở Chicago, và ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore). Trong quá trình học tập, các học viên cũng sẽ được tiếp cận với phương pháp PBL (Problem-Based Learning hoặc Project-Based Learning) và TBL (Evidence-Based Learning), vốn là những phương pháp đào tạo tiên tiến hiện đang được áp dụng ở nhiều trường đại học đào tạo thực nghiệm hàng đầu trên thế giới.
Các học viên của chương trình Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược tại ĐH Duy Tân sẽ theo học trong thời gian 2 năm, theo hình thức đào tạo tập trung. Tại đây, học viên được lĩnh hội những kiến thức về các quy định và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và điều hành dược khoa; Hệ thống pháp luật và Quy chế dược; Định hướng cơ bản chuyên khoa Quản lý dược; Pháp chế dược; Quản lý và Kinh tế dược…
Nhà khoa học Đại học Duy Tân phát hiện loài chuồn chuồn kim mới ở Tây Nguyên Nganhduoc-91_szjz
Sinh viên ngành Dược thực tập tại phòng thí nghiệm
Qua nhiều năm quản lý và trực tiếp đứng lớp giảng dạy khối ngành Khoa học Sức khỏe, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Theo số liệu từ Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, đến nay, số trường đào tạo Thạc sĩ Dược học mới chỉ có 5 trường, trong đó đã có 3 trường công lập gồm ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Dược Huế, và ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Riêng với ĐH Duy Tân, đầu năm 2019 mới chính thức triển khai đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược sau một quá trình chuẩn bị chu đáo. Trải qua nhiều năm đào tạo Dược sĩ ĐH, chúng tôi luôn luôn ý thức rằng: phải luôn đảm bảo chất lượng và năng lực làm việc của sinh viên, luôn giữ vững sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường cùng sự nỗ lực hơn nữa của mỗi cán bộ giảng viên trên tinh thần chỉ đạo sáng suốt, nhanh nhạy của lãnh đạo nhà trường để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao nhất có thể…”.
Hiện tại, các tân Dược sĩ (Đại học) tốt nghiệp từ ĐH Duy Tân đã được rất nhiều các cơ sở y tế tuyển dụng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt đến 97%, giúp các bậc phụ huynh an tâm và tin tưởng. Trên cơ sở đó, việc ĐH Duy Tân tiếp tục được tín nhiệm giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Tổ chức Quản lý Dược sẽ mở ra một triển vọng mới cho các cán bộ ngành Dược, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với nhân lực y tế trong thời kỳ mới.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược đã thu hút rất nhiều hồ sơ đăng ký dự thi và chỉ có 23 học viên trúng tuyển được theo học khóa đầu tiên này. Hầu hết các bạn học viên đều đang công tác tại các Sở Y tế, các bệnh viện, các nhà thuốc hay đang giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Khi tham gia khóa học, các bạn học viên sẽ được học tập với các giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Dược trong một môi trường giáo dục hiện đại, năng động tại ĐH Duy Tân.
Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo về ngành Dược tại đây: Dược Đại học và Sau Đại học.

https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-mo-nganh-thac-si-to-chuc-quan-ly-duoc-1057300.html
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết