Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam

2 posters

Go down

Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam Empty Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam

Bài gửi by chauhuyen 25/03/19, 08:20 pm

[size=32]Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam[/size]
Một loài chuồn chuồn kim mới vừa được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum) và được đăng tải trên tạp chí quốc tế Zootaxa vào tháng 2-2019.
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam Tstoan28219-3read-only-1551274823948576964348
TS Toản trong một lần đi thực địa và loài chuồn chuồn có tên khoa học là Coeliccia lecongcoi - Ảnh T.D.
 
Người phát hiện là TS Phan Quốc Toản (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu côn trùng - ký sinh trùng, ĐH Duy Tân). TS Toản cũng được xem là "cha đẻ" của rất nhiều loài chuồn chuồn mới phát hiện ở nước ta. Từ những chú chuồn chuồn nhỏ bé, công việc của TS Toản lại được đánh giá cao với nhiều ý nghĩa.
 
"Đào vàng" chuồn chuồn để chứng minh sự đa dạng sinh học
 
Nếu không biết trước chủ nhân của phòng làm việc trên đường Hoàng Minh Thảo (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), nhiều người sẽ lầm tưởng như đang đi vào một không gian trưng bày của bảo tàng thiên nhiên.
 
Phòng làm việc với vô số tiêu bản các loài côn trùng được TS Toản cất công sưu tập suốt nhiều năm nay, với ước mơ một ngày nào đó sẽ thành lập một bảo tàng sinh vật đầu tiên ở miền Trung.
 
"Năm 2013, khi bắt tay vào làm luận án tiến sĩ ở Nhật về loài chuồn chuồn, các thầy đã vỗ vai tôi bảo cậu hãy về VN... "đào vàng". Sau này, tôi mới hiểu hết ẩn ý của thầy nên học xong tiến sĩ ở Trường ĐH Tokyo Metropolitan năm 2016, tôi vẫn tiếp tục đi tìm những "mỏ vàng" mới" - TS Toản giải thích trước khi kể về hành trình tìm và công bố 19 loài chuồn chuồn ở VN và Đông Nam Á.
 
Đi tìm mỏ vàng chuồn chuồn Việt Nam - Ảnh 2.
TS Toản trong phòng làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, ĐH Duy Tân - Ảnh: HÀ CHÂU
 
 
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam 25-2-bai-pr-cha-de-cua-nhieu-loai-chuon-chuon-vn-anh-1-15512855277472104806160
TS Toản trong phòng làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng - Ký sinh trùng, ĐH Duy Tân - Ảnh: HÀ CHÂU
 
Trong khoa học, chuồn chuồn được xếp vào nhóm sinh vật chỉ thị dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước và các hệ sinh thái, đồng thời còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, góp phần tiêu diệt nhiều loài côn trùng gây hại.
 
Việc nghiên cứu đa dạng loài chuồn chuồn mà TS Toản đang thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của VN để đánh giá bảo tồn loài, nguồn gốc phát sinh của loài và nghiên cứu sự phân bố của các nhóm loài dựa vào quá trình biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái.
 
Công bố 19 loài chuồn chuồn mới
 
Theo thống kê vào năm 2007, ước tính ở nước ta đã có 235 loài chuồn chuồn được xác nhận. Nhưng chỉ sau hơn 10 năm, đến nay số lượng loài đã tăng lên gần 400. Chỉ riêng đối với nhóm chuồn chuồn kim, trong vòng hai năm trở lại đây, TS Toản và các đồng nghiệp đã phát hiện và công bố hàng chục loài mới qua thu thập từ các khu rừng, khu bảo tồn và vườn quốc gia của VN.
 
Ngoài ra, TS Toản còn phát hiện và công bố chung với một số nhà khoa học nước ngoài các loài chuồn chuồn phát hiện ở Indonesia và Malaysia.
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam 25-2-bai-pr-cha-de-cua-nhieu-loai-chuon-chuon-vn-anh-4-1551285564471538191897
TS Phan Quốc Toản (phải) và đồng nghiệp trong một lần đi thực địa trên những cánh rừng - Ảnh T.D.
 
Quay lại câu chuyện "mỏ vàng" và "đào vàng", TS Toản lý giải trong khoa học sinh vật, việc phát hiện mới một loài động vật lớn trên thế giới hiện nay dường như khó hơn mò kim đáy bể. "Mỏ vàng" mà các giáo sư nói tới là trong lĩnh vực côn trùng - ký sinh trùng.
 
"Ở quốc gia có nền khoa học phát triển như Nhật Bản, chỉ riêng về loài chuồn chuồn kim họ có hiệp hội với gần 100 người chuyên nghiên cứu sâu về tập tính, đặc điểm, nên ở những quốc gia đang phát triển sẽ có nhiều cơ hội tìm ra loài mới hơn" - TS Toản phân tích.
 
Theo ông Tô Văn Quang (phòng động vật Viện Sinh thái học Miền Nam), những nhà khoa học nghiên cứu cơ bản về phân loại học ở nước ta lâu nay vốn rất hiếm. Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài, ở nước ta đã có những tín hiệu vui khi có nhiều nhà khoa học chuyên sâu về nhóm với những phát hiện mới.
 
Trong đó, TS Phan Quốc Toản là một trong hai nhà khoa học VN có hiểu biết chuyên sâu nhất về các loài chuồn chuồn VN và Đông Nam Á.
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam 25-2-bai-pr-cha-de-cua-nhieu-loai-chuon-chuon-vn-anh-2-15512856188801760026303
TS Toản và loài chuồn chuồn có tên khoa học là Coeliccia lecongcoi vừa công bố trên Tạp chí quốc tế Zootaxa - Ảnh: HÀ CHÂU
 
"Cùng với nhà khoa học Đỗ Mạnh Cương (chuyên sâu về các loại chuồn chuồn lớn - NV), những phát hiện về loài mới của TS Toản (chuyên về chuồn chuồn kim - NV) thực sự đã thổi một làn gió mới chứng minh VN là một trong những "điểm nóng" về đa dạng sinh học" - ông Quang nhận xét.
 
Theo ông Quang, những phát hiện mới đây của TS Toản ngoài việc làm phong phú thêm các giống loài tại VN, về lâu dài những công bố này giúp các nhà khoa học thống kê có thêm những tư liệu phân tích về di truyền, tiến hóa, chủng loại.
 
Ông Quang cũng hi vọng với những phát hiện ban đầu của TS Toản có thể giúp thu hút các nhà khoa học quốc tế đến nghiên cứu chuyên sâu về tiến hóa và môi trường tại VN.
 
Chuồn chuồn mang tên thầy để tri ân
 
TS Toản cho biết việc đặt tên cho loài mới hoàn toàn do người công bố chọn (nhưng không được phép đặt tên chính mình) - thông thường dựa theo một nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhằm thể hiện sự kính trọng, tôn vinh, tri ân hay tưởng nhớ một người nào đó.
 
Trong báo cáo khoa học đăng tải trên tạp chí quốc tế Zootaxa, loài chuồn chuồn kim mới được TS Toản đặt theo tên của người sáng lập Trường ĐH Duy Tân là NGƯT, AHLĐ Lê Công Cơ. TS Toản nói đây là việc để tri ân người tạo ra "chiếc nôi" để anh ấp ủ giấc mơ đóng góp vào việc tạo dựng một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường tự nhiên VN.
 
Trước đó, vào năm 2017, TS Phan Quốc Toản cũng từng công bố nghiên cứu về một loài chuồn chuồn kim mới khác với tên gọi là Coeliccia duytan được tìm thấy ở Vườn quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum). Cả Coeliccia duytan và Coeliccia lecongcoi đều là những loài đặc hữu, chỉ mới được phát hiện phân bố ở khu vực Tây Nguyên.
 
TRƯỜNG TRUNG

https://tuoitre.vn/di-tim-mo-vang-chuon-chuon-viet-nam-20190227204412006.htm
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam Empty Re: Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam

Bài gửi by tuanh 27/03/19, 10:14 am

ĐH Duy Tân mở ngành Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược
Đại học Duy Tân đã được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cấp phép đào tạo thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược.
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam Duoc1_ijsj
TS Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế, phát biểu tại Lễ Khai giảng
Với 7 năm kinh nghiệm đào tạo ngành Dược sĩ đại học cùng nhiều năm liên kết hợp tác đào tạo với 2 trường Y lớn của Mỹ là Đại học (ĐH) Illinois ở Chicago và ĐH Pittsburgh bên cạnh nhiều trường khác ở Đài Loan, Thái Lan, Singapore,… ĐH Duy Tân đã được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cấp phép đào tạo Thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược - theo Quyết định số 2951/QĐ-BGDĐT. Theo đó, ĐH Duy Tân trở thành ĐH ngoài công lập đầu tiên tại khu vực miền Trung đào tạo bậc Thạc sĩ ngành Tổ chức quản lý dược và đã tổ chức Lễ Khai giảng Khóa I (đầu tiên) vào ngày 12.1.2019 vừa qua.
Tại Lễ Khai giảng, TS Nguyễn Minh Lợi - Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, Bộ Y tế đã khẳng định trước 23 tân học viên Thạc sĩ: “Lễ Khai giảng đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược khóa I tổ chức vào một năm rất ý nghĩa, khi ĐH Duy Tân đạt tới cột mốc 10 năm triển khai đào tạo nhân lực Y tế và cũng là thời điểm ĐH Duy Tân sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập trường. Xin được chúc mừng những thành công của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua…”.
Để đảm bảo cho học viên tốt nghiệp Thạc sĩ Dược đạt trình độ chuyên môn cao, ĐH Duy Tân đã xây dựng khung chương trình giảng dạy với nội dung tiên tiến và tiếp cận chuyên sâu các vấn đề then chốt của lĩnh vực Y Dược. ĐH Duy Tân đã liên kết hợp tác và tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có nghiên cứu Y khoa hàng đầu của Mỹ như: ĐH Pittsburgh, ĐH Illinois ở Chicago, và ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore). Trong quá trình học tập, các học viên cũng sẽ được tiếp cận với phương pháp PBL (Problem-Based Learning hoặc Project-Based Learning) và TBL (Evidence-Based Learning), vốn là những phương pháp đào tạo tiên tiến hiện đang được áp dụng ở nhiều trường đại học đào tạo thực nghiệm hàng đầu trên thế giới.
Các học viên của chương trình Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược tại ĐH Duy Tân sẽ theo học trong thời gian 2 năm, theo hình thức đào tạo tập trung. Tại đây, học viên được lĩnh hội những kiến thức về các quy định và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và điều hành dược khoa; Hệ thống pháp luật và Quy chế dược; Định hướng cơ bản chuyên khoa Quản lý dược; Pháp chế dược; Quản lý và Kinh tế dược…
Đi tìm 'mỏ vàng' chuồn chuồn Việt Nam Nganhduoc-91_szjz
Sinh viên ngành Dược thực tập tại phòng thí nghiệm
Qua nhiều năm quản lý và trực tiếp đứng lớp giảng dạy khối ngành Khoa học Sức khỏe, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Theo số liệu từ Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo, đến nay, số trường đào tạo Thạc sĩ Dược học mới chỉ có 5 trường, trong đó đã có 3 trường công lập gồm ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Dược Huế, và ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Riêng với ĐH Duy Tân, đầu năm 2019 mới chính thức triển khai đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược sau một quá trình chuẩn bị chu đáo. Trải qua nhiều năm đào tạo Dược sĩ ĐH, chúng tôi luôn luôn ý thức rằng: phải luôn đảm bảo chất lượng và năng lực làm việc của sinh viên, luôn giữ vững sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường cùng sự nỗ lực hơn nữa của mỗi cán bộ giảng viên trên tinh thần chỉ đạo sáng suốt, nhanh nhạy của lãnh đạo nhà trường để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao nhất có thể…”.
Hiện tại, các tân Dược sĩ (Đại học) tốt nghiệp từ ĐH Duy Tân đã được rất nhiều các cơ sở y tế tuyển dụng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt đến 97%, giúp các bậc phụ huynh an tâm và tin tưởng. Trên cơ sở đó, việc ĐH Duy Tân tiếp tục được tín nhiệm giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Tổ chức Quản lý Dược sẽ mở ra một triển vọng mới cho các cán bộ ngành Dược, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với nhân lực y tế trong thời kỳ mới.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tổ chức quản lý dược đã thu hút rất nhiều hồ sơ đăng ký dự thi và chỉ có 23 học viên trúng tuyển được theo học khóa đầu tiên này. Hầu hết các bạn học viên đều đang công tác tại các Sở Y tế, các bệnh viện, các nhà thuốc hay đang giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng. Khi tham gia khóa học, các bạn học viên sẽ được học tập với các giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành Dược trong một môi trường giáo dục hiện đại, năng động tại ĐH Duy Tân.
Các bạn có thể xem thêm thông tin đào tạo về ngành Dược tại đây: Dược Đại học và Sau Đại học.

https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-mo-nganh-thac-si-to-chuc-quan-ly-duoc-1057300.html
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết