Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)

3 posters

Go down

ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Empty ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)

Bài gửi by chauhuyen 27/10/18, 07:24 pm

[size=32]ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)[/size]
Ngày 24.9.2018, Đại học (ĐH) Duy Tân đã tổ chức Lễ Ký kết hợp tác đào tạo với ĐH, doanh nghiệp Nhật Bản và ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET).
Tham dự buổi lễ có Giáo sư Satoshi Ohsawa, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Kanazawa, Nhật Bản; ông Tsukasaki Yuichi, Chủ tịch & CEO Công ty Konnichiwa-Nihongo, Nhật Bản. Về phía ĐH Duy Tân có Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Duy Tân, TS Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cùng đông đảo giảng viên, sinh viên của nhà trường.
Phát biểu tại Lễ Ký kết, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ chia sẻ: “Ngày hôm nay là một cột mốc đáng nhớ của ĐH Duy Tân khi lần đầu tiên nhà trường ký kết hợp tác với một ĐH và một doanh nghiệp lớn của Nhật Bản là ĐH Công Nghệ Kanazawa (KIT) và Công ty TNHH Konnichiwa-Nihongo (KNC). Các bạn đến với ĐH Duy Tân nói riêng và đến với miền Trung VN nói chung, sẽ mang đến cho chúng tôi những chương trình đào tạo tiên tiến của nước Nhật, những mô hình quản lý hiện đại của các doanh nghiệp Nhật, và tạo ra nhiều cơ hội lớn về mọi lĩnh vực. Hiện nay, VN đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chúng tôi hy vọng rằng, mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo động lực để thúc đẩy công tác đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hai nước VN và Nhật Bản đều có truyền thống văn hóa giàu tính nhân văn, trong khi đó chủ trương đào tạo của ĐH Duy Tân luôn là ‘đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm trên nền tảng nhân văn hiện đại’. Bởi vậy, nhà trường mong rằng, thông qua mối quan hệ hợp tác này, chúng ta sẽ triển khai nhiều hoạt động đào tạo, nghiên cứu, trao đổi,... mang ý nghĩa thiết thực cho xã hội”.
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Kyket1_ukix
ĐH Duy Tân (trái) ký kết hợp tác với ĐH Công nghệ Kanazawa và Công ty Konnichiwa-Nihongo, Nhật Bản.
Tiến trình hợp tác quốc tế với các ĐH lớn của Mỹ, Anh,… đã mang đến nhiều cơ hội học tập lớn cho sinh viên Duy Tân. Dựa trên nền tảng đó, trước sự vượt trội trong việc chuyển giao công nghệ của các đại học, doanh nghiệp Nhật Bản, sẽ rất phù hợp với hướng phát triển nghiên cứu ứng dụng và đào tạo chất lượng cao của ĐH Duy Tân. Nhà trường đã nhanh chóng tìm hiểu, mở rộng hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu được học tập và làm việc của các bạn sinh viên yêu thích tiếng Nhật. Sau một thời gian tìm hiểu và thảo luận, ĐH Duy Tân đã chính thức ký kết với ĐH Công nghệ Kanazawa ở tỉnh Ishikawa, miền tây Nhật Bản.
Đây là trường đứng trong Top 10 đại học nổi tiếng của Nhật, có năng lực đào tạo các khối ngành kỹ thuật công nghệ, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế và là thành viên Hiệp hội CDIO Quốc tế. Đặc biệt ĐH Công nghệ Kanazawa nổi tiếng với việc áp dụng một cách hiệu quả phương pháp luận đào tạo Project Design, giúp nâng tầm trường lên hàng thứ nhì trong hệ thống ĐH Nhật Bản với thành tích: khoảng 98,7% sinh viên được các công ty tuyển dụng hằng năm sau khi tốt nghiệp. Cùng ký kết hợp tác, ĐH Duy Tân và ĐH Công nghệ Kanazawa sẽ thực hiện các chương trình:
(1) Trao đổi giảng viên và nhân viên;
(2) Trao đổi sinh viên;
(3) Hoạt động đào tạo và nghiên cứu chung;
(4) Trao đổi kinh nghiệm học tập và văn hóa;
(5) Thúc đẩy giáo dục Thiết kế Dự án và các hoạt động có liên quan.
Giáo sư Satoshi Osawa - Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Kanazawa, cho biết: “Với phương châm nhất quán lấy ‘Học viên - Sinh viên làm trung tâm’, chúng tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc giáo dục để tạo nên giá trị cốt lõi, lấy đạo đức và tri thức để đào tạo ra những công dân có chuyên môn và sống tử tế. Đặc biệt, nhà trường coi trọng việc đào tạo các kỹ năng “mềm”, kỹ năng làm việc nhóm và khích lệ sự sáng tạo trong sinh viên để làm những việc có ích cho cộng đồng”.
Cùng với ĐH Công nghệ Kanazawa, ĐH Duy Tân cũng đã ký kết với Công ty TNHH Konnichiwa-Nihongo để thực hiện:
(1) Xây dựng chương trình dạy tiếng Nhật vượt trội và khác biệt với các trường ĐH và trường ngôn ngữ khác cho sinh viên ĐH và sau ĐH;
(2) Thử nghiệm chương trình giáo dục tiếng Nhật gọi là “Pilot No.2” tại VJIETcủa ĐH Duy Tân trong 3 tháng, sau đó sẽ ký kết MOA;
(3) Thúc đẩy việc dạy tiếng Nhật tích hợp công việc và các hoạt động liên quan.
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Kyket_ixxa
Ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)
Quá trình thảo luận và hợp tác với ĐH, doanh nghiệp Nhật đã mở ra một hướng đi mới qua chủ trương thành lập Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET). Ngay trong Lễ Ký kết Hợp tác, ĐH Duy Tân đã chính thức ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET), trong đó TS Lê Vĩnh An - Trưởng khoa Kiến trúc sẽ kiêm nhiệm đảm nhận cương vị Viện trưởng. ĐH Công nghệ Kanazawa là đơn vị đồng sáng lập Viện.
Với sứ mạng là đơn vị đối tác của ĐH Duy Tân với các đại học Nhật Bản tại Đà Nẵng và miền Trung VN, Viện VJIET sẽ thực hiện “nhập khẩu” và áp dụng các công nghệ đào tạo tiến tiến từ Nhật Bản, tổ chức tuyển sinh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao (trình độ đại học và cao học) cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam và tại Nhật Bản. Với việc áp dụng phương pháp đào tạo Project Design, định chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã hội, kết hợp với mạng lưới doanh nghiệp Nhật Bản có quan hệ, kết nối liên tục trong suốt quá trình vận hành đào tạo, chương trình hợp tác đào tạo Việt - Nhật sẽ:
- Đảm bảo 100% công việc cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp tại các Công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Nhật Bản và tại Việt Nam;
- Tạo cơ hội trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp (thực tập/internship) tại các công ty Nhật Bản từ 1 tháng đến 3 tháng;
- Đào tạo sinh viện đạt trình độ tiếng Nhật tối thiếu N3 (đại học) hay N2 (cao học), và làm việc trực tiếp được với các đối tác Nhật bản;
- Rèn sinh viên hành thục các kỹ năng quản lý điều hành của một trưởng nhóm (Team Leader) trong môi trường làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả;
- Thiết lập các học bổng ***, am hiểu văn hóa Nhật Bản và mổ rộng quan hệ đối tác quốc tế.
Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật chính thức đi vào hoạt động với 1 văn phòng và 4 trung tâm gồm:
•             Dịch vụ Đào tạo,
•             Đào tạo Nhật ngữ,
•             Đào tạo Project Design (PD) và Chuyên ngành,
•             Hợp tác Doanh nghiệp
sẽ mở ra những cơ hội học tập chất lượng cao cho cán bộ, giảng viên và sinh viên yêu thích tiếng Nhật.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-ra-mat-vien-ky-thuat-cong-nghe-viet-nhat-vjiet-1008207.html
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Empty Re: ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)

Bài gửi by tuanh 28/10/18, 04:26 pm

[size=32]Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành[/size]
(ictdanang) – Hàng trăm sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị du lịch Đại học Duy Tân đã tham dự chương trình giao lưu, giới thiệu nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng, cùng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.
 
 
Chương trình diễn ra vào ngày 22/10, do Trung tâm xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố và Đại học Duy Tân phối hợp tổ chức.
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) DSC_9502
Các bạn sinh viên nhiệt tình đồng hành cùng những nội dung trong chương trình giao lưu.
 
 
- Ảnh trong bài: T.N
 
 
 
Một Nghị quyết mang tính đột phá phát triển
 
Được biết, ngày 16/1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, đến năm 2020, ngành Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tê mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ. hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
 
Tiếp tục phấn đấu đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
 
Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” cũng chỉ ra những điểm yếu hiện tại của ngành Du lịch trong nước.
 
Đó là “phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông còn nhiều bất cập.Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy…”.
 
Đại diện Trung tâm xúc tiến Du lịch Đà Nẵng nhìn nhận, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ, ngày 16/1/2017, của Bộ Chính trị là bước đột phá, đổi mới và là văn kiện quan trọng để ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng có những bước phát triển vượt bậc và mang tính bền vững hơn. Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng cũng hướng đến mục tiêu vào năm 2020, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch biển cao cấp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) DSC_9483
 
"Nhà trường mong nhận được phản hồi từ chính nhà tuyển dụng để nâng cao chất lượng đào tạo" - TS Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
 
Thay mặt Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng cho biết, Đại học Duy Tân nhận thức khá sớm về tiềm năng và sự phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ của Đà Nẵng cũng như khu vực trung Trung bộ Việt Nam; do vậy, những ngành đào tạo liên quan, đáp ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực đã được mở khá sớm.
 
Càng về sau, do nhu cầu từ chính nhà tuyển dụng, bên cạnh đó, tác động từ quy mô phát triển của lĩnh vực ngày càng lớn, và cũng để khẳng định uy tín của học hiệu, Đại học Duy Tân đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế và cả trong nước, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều năm nay, Đại học Duy Tân đã tiếp nhận và triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến ngành Quản trị - Du lịch.
 
Đại học Duy Tân cũng thường xuyên ký kết và mở rộng quan hệ hợp tác với các Tập đoàn, Công ty hàng đầu Việt Nam về du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú, ẩm thực để tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập hay tìm kiếm cơ hội việc là. Đồng thời, qua đó, Trường lắng nghe phản hồi về chất lượng đào tạo từ chính doanh nghiệp…
 
 
Từ năm 2009, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác với Đại học Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 5 đại học hàng đầu thế giới về Quản trị - Du lịch, và Trường Đại học thuộc Top 5 Đại học công lập lớn nhất Hoa Kỳ.
Hợp tác cùng PSU đã mang đến khả năng đào tạo các chương trình: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch - Khách sạn và Du lịch - Nhà hàng theo mô hình phương pháp, nội dung tiên tiến.
     
Nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng hàng đầu: Kỳ vọng sẽ có những chuyển biển sớm
 
Trong chương trình giao lưu, sinh viên Đại học Duy Tân cũng đã có dịp tìm hiểu nhu cầu và những yêu cầu đối với sinh viên tham gia vào nguồn nhân lực phục vụ du lịch, từ khách mời là người đứng đầu Hội Lữ hành Đà Nẵng.
 
“Chúng tôi kỳ vọng rằng, thông qua chương trình giao lưu, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, ưu thế của ngành Du lịch. Từ đó, các bạn có sự nỗ lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có sự chuẩn bị để tương lai, khi đã tham gia vào đội ngũ nhân sự, nhân lực của ngành, thì hãy là nguồn nhân lực có tay nghề, giàu tâm huyết, là nhân lực có chất lượng cao, để có những đóng góp thực sự thiết thực cho sự phát triển của ngành, của thành phố.
 
Đặc biệt, các bạn sẽ đóng góp cho chính sự phát triển du lịch ngay trên địa bàn theo định hướng rất cụ thể: Xây dựng Đà Nẵng là điểm đến an toàn, thân thiện, điểm đến cung ứng sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp. Từ đó, khẳng định vị trí của du lịch Đà Nẵng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới” – ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ.
 
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) DSC_9472
 
Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình "Mong các bạn nỗ lực nhiều hơn và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của Ngành, trong tương lai". 
 
Lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng, Hội Lữ hành Đà Nẵng quan tâm nhiều đến nguồn nhân lực, vì một trong những nội dung được đề cập như những giải pháp đặc biệt quan trọng tại Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, là giải pháp về nhân lực.
 
Theo đó, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị yêu cầu phải “Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch.
 
Đa dạng hoá các hình thức đào tạo du lịch. Đây mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiến tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành Du lịch”.
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) DSC_9495
 
Theo Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, đến năm 2020, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu thu hút được 17 đến 20 triệu lượt du khách quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa; đóng góp trên 10% GDP. Tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD.
 
Ngành Du lịch (dịch vụ phục vụ du lịch) đến năm 2020, tạo ra 4 triệu việc làm. Trong đó, có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
 
Góp phần hoàn thành mục tiêu trên, Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Việt Nam sẽ hoàn thiện “Bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch", tương thích với các tiêu chuẩn trong khối ASEAN. Cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng cấp Bộ, xúc tiến thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp Chứng chỉ nghề du lịch.
 
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) DSC_9532
Các bạn sinh viên Đại học Duy Tân trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức về Du lịch Đà Nẵng.
 
Chương trình giao lưu với mục đích vừa truyền thông những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, vừa chia sẻ tầm nhìn về công tác xúc tiến du lịch Đà Nẵng, sự phát triển của ngành Du lịch Đà Nẵng; tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ nét về nhận thức đối với vai trò, vị trí của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội…
 
Bên cạnh đó, các diễn giả cùng với sinh viên đã chia sẻ thẳng thắn những yêu cầu, đòi hỏi để Đà Nẵng thực sự và luôn là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và bạn bè quốc tế; Du lịch Đà Nẵng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn….Và không không thể thiếu là cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch đối với sinh viên đang theo học chuyên ngành này tại các Trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.
 
Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, sắp đến, Trung tâm còn tổ chức 2 chương trình giao lưu tương tự tại Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng (26/10) và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (30/10).
 
 
T.Ngọc
http://ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=37397&fbclid=IwAR1nlDJZPl8JTMtuMc6Dwde_396Np64OlRSbGfa9Wewglf0hIHFm227sCMg
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Empty Re: ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)

Bài gửi by oanhoanh2211 28/10/18, 05:52 pm

[size=32]Tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sinh viên[/size]
Cùng với hoạt động kiến tập, thực tập, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế (work - based learning) giúp các trường đại học cải thiện tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
 
ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Images1478136_Sinh_vien_khoa_Du_lich1
Một chuyến đi thực tế của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Duy Tân.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp (DN) được các trường đại học (ĐH) công lập và dân lập trên địa bàn thành phố thực hiện nhiều năm qua. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác DN, Trường Đại học Duy Tân cho biết, nhà trường đã ký hợp tác ghi nhớ với gần 300 DN để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) có nơi trải nghiệm thực tế.
 
Do đó, các buổi tham quan được tổ chức thường xuyên, lồng ghép trong môn học cho SV ngay năm nhất. Đặc biệt, khoa Du lịch liên tục tổ chức cho tất cả các khóa đi học thực tế; khoa Điện - Điện tử tổ chức 3-6 lần/năm...
 
Hoạt động này giúp SV được tiếp xúc trực tiếp với nghề nghiệp tương lai nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tránh bỡ ngỡ khi xin việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để SV áp dụng kiến thức đã học vào công việc và xem xét, đánh giá khả năng của bản thân.
 
Ông Sơn cho biết thêm, nhiều SV ngành Du lịch còn chủ động liên hệ với DN để xin việc làm bán thời gian vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm.
 
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó trưởng khoa Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia sẻ, SV của khoa mỗi năm đi thực tập 8 tuần vào kỳ học cuối tại các cơ quan, DN có sử dụng tiếng Anh cho mục đích giao dịch quốc tế, soạn thảo văn bản, dịch thuật...; đồng thời tham gia các bộ phận hợp tác quốc tế ngay trong các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng.
 
Đặc biệt, những năm gần đây, khoa còn tổ chức cho SV đi nước ngoài học tập. “SV cần nhiều kỹ năng bên ngoài nhà trường nên phải đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hơn nữa”, bà Hoa nhấn mạnh.
 
Trải nghiệm môi trường học tập ngoài giảng đường được các SV hào hứng đón nhận. Em Nguyễn Chí Bảo, SV năm nhất, ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Duy Tân cho hay, em vừa trải nghiệm công việc thực tế tại một khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố.
 
Tại đây, các em được tham quan, giới thiệu cách bài trí các vật dụng cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên làm việc trong ngành này. Theo Bảo, đây là hoạt động rất hữu ích, giúp SV nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết được học tại trường và tạo động lực phấn đấu với ngành nghề lựa chọn.
 
Trên thực tế, tần suất trải nghiệm của SV không đồng đều giữa các trường, các khoa, không ít trường hợp SV đi thực tế 1 lần/năm hoặc chỉ có thời gian kiến tập, thực tập. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là số lượng SV quá đông, kinh phí đi lại, lý do an toàn lao động nên nhiều DN không tiếp nhận SV.
 
Để cải thiện tình trạng này, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế, một mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Kết nối Mekong thông qua giáo dục và đào tạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID COMET) đang được các trường ĐH chú trọng.
 
Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo về mô hình này cho đội ngũ giảng viên đang tham gia quản lý và giảng dạy tại các cơ sở thành viên để áp dụng vào công tác đào tạo SV trong thời gian tới. PGS.TS Võ Trung Hùng, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ, không nên xem việc trải nghiệm thực tế tại DN là vấn đề gì quá lớn lao.
 
Chương trình này có thể đơn giản chỉ là đưa SV đi quan sát quy trình vận hành dây chuyền sản xuất để các em có thể ghi chép, phỏng vấn những gì liên quan đến kiến thức đã học. Hoặc các em được nhìn môi trường làm việc liên quan ngành học, từ đó hình dung ra nơi làm việc sau này. Những điều đơn giản đó từng bước giúp phát triển thái độ làm việc cho SV.
 
SV qua đó có thể nhận thức được nên học cái gì, học như thế nào để kiếm việc làm ngay khi ra trường. Nhờ đó, các em có thể tìm kiếm nơi thực tập phù hợp, tạo sự kết nối với DN để chủ động trải nghiệm thực tế và có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn”.
 
PGS.TS Phan Minh Đức, Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, học tập dựa trên công việc thực tế giúp người học tiếp cận thực tiễn và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể, rèn kỹ năng xử lý trong lĩnh vực chuyên môn. Do đó, cần tìm cách phát huy mô hình này để SV có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm sẵn sàng gia nhập chủ động và hiệu quả vào thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.
 
Bài và ảnh: NGỌC HÀ
http://baodanang.vn/channel/5411/201810/tich-luy-kinh-nghiem-thuc-te-cho-sinh-vien-3120623/
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1202


Về Đầu Trang Go down

ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET) Empty Re: ĐH Duy Tân ra mắt Viện Kỹ thuật Công nghệ Việt - Nhật (VJIET)

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết