Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những bài văn bất hủ :))

4 posters

Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by 4rumer 10/11/10, 05:10 pm

1. Đề: Thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện: ” Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: – Ta và thiếp đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, thiếp đưa 50 con lên bờ. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.”

2. Đề: tả đường đến trường: Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.

3. Đề: tả người thầy em yêu quý nhất: “thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. riêng em đứng nhìn theo cho đến khi thấy thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản”

4.1. Tả con gà: “Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg…” => chả hiểu nó tả giống gà gì?

4.2. Tả con mèo: “Nhà em có 1 con mèo. Đầu nó to bằng quả táo.” – Hi vọng đó là quả táo tàu.Hic!

4.3. Tả con đường đến trường: ” Từ nhà em đến trường có 1 con đường. Em rất yêu con đường này. Em bảo các chú công an trồng thêm cây cho đường thêm đẹp.” => chả hiểu sao nó lại nghĩ công an chuyên đi trồng cây???

5. Hồi nhỏ có anh bạn tả con gà trống thế này: Nhà em có nuôi một con gà trống, hễ nó nhìn thấy con gà mái là nó đuổi đến cùng!!!!

6. Tiền A. Hôm nay em được điểm 10, mẹ em rất vui vì em hay bị điểm xấu. Mẹ em rút ví cho em 5 nghìn. Ôi ít quá, nhưng em vẫn vui vì đây là tình cảm giữa hai con người là em và mẹ em. B. Mở bài: Em yêu nhất là ông nội em vì ông nội rất hay cho em tiền ăn quà.

7. Hồi em học cấp 1, thằng cu học cùng em nó tả con gà trống thế này: “Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong 1 hồi dài nó lấy 2 cánh vỗ phành phạch vào mông đít.”

8. Hồi lớp 6, cô văn e kể cô có thèng hs cũ tả anh bộ đội: “Anh bộ đội cao khoảng 1m2, súng a dài 1m rưỡi…”

9. Con bé con mình quen, nó tả cây chuối “nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh”

10. Cô mình dạy cấp 1 nhận được 1 bài văn tả “cảnh sân trường trong giờ ra chơi” thế này: Trống đánh tùng … tùng … các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi “đ. mẹ” !!!

11. Còn đây là bài tả em bé của 1 em bé: “gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp”.

12. Đề bài: Em hãy miêu tả mùa xuân: “Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội.Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim non đang líu lo gọi mẹ…”

13. Đề: Hãy tả buổi sáng trong vườn nhà em: HS1: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy một đống ********** chó. HS2: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy 2 con chó đang tơ nhau.

14. Đặt câu với vần: ôm, ốp – Mẹ em tát em đôm đốp.

16. Miêu tả về bố: Bố em có 1 hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

17. Chuyện trong gia đình Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc nhìn cái hình có anh Kim đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: “Anh Kim đồng đi liên lac ..vụt chim…vụt chim…”

18. Tả thực… Sau tiếng trống trường, các bạn tập trung lại theo lớp của mình để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Chúng em đứng ngay ngắn thẳng hàng, mắt nhìn lên lá cờ đang chuẩn bị đc kéo lên. Rồi cô tổng phụ trách nghiêm trang hô: “Nghiêm, cào cờ cào”

19. Và thật thà… “Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng , để hót rác, và còn dùng để xúc ********** nữa.”

20.Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ – là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh : – Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. – Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. – Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. – Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. – Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đii của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt. – Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

21. Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân”.

22. “… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…”

23. thằng nhóc em của con bạn em thì kể: ” Một hôm em về quê chơi. Đang đi ngoài đường thì có một con trâu nó đòi húc em. Con chó của nhà em thấy thế chạy lại nhe răng ra. Con mèo của em bực quá cũng xù lông lên. Em thấy con mèo tức quá nên em mua trà Dr. Thanh cho nó uống…”

24. Hồi còn đi học cấp 1, lớp e có 1 bạn trai viết văn, đề là e hiểu thế nào về câu tục ngữ ” Có công mài sắt có ngày nên kim”?. Bạn ấy viết ” E đi học, gặp 1 bà cụ cầm 1 cục sắt rất to, bà mài mãi mài mãi thành 1 cái kim”.

25. Lại còn bé cháu con ông anh mình tả về bố ” bố mình rất khó tính có lần bố mình nhờ mình đưa cho cái chén mình lại đưa nhầm cái thang nên mình bị bố mình đánh cho 1 trận
4rumer
4rumer
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by 4rumer 13/12/10, 06:59 pm

Đề 1: (không rõ đề)
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A., Huế đã viết như sau: “Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà Đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng…”


Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái Bè đã viết: “…Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta, mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thuý Liều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bát đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta…”


Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài làm của một học sinh lớp 9: “… Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thắng cha phe nó ghê hết sức… Kết quả: sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)…”


Đề 4: Trong các tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao, hãy chứng minh.
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B một trường PTTH: “Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó em thích nhất tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”


Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: “…”Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó, ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thuý Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…”


Đề 6:Trong “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?
Một bạn nam đã viết: “Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: “Đánh một trận giặc không kinh ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta”…”

Đề 7:Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính Việt Nam qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ, điển hình như bài “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân
Bài làm của một bạn lớp 12 ở Bến Tre, viết: “… Trên đường băng Tân Sơn Nhất, một anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết… Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có một thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có…”

Đề 8 :Em cản nhận gì qua bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến :
Trả lời : " Hình ảnh sắc nét , âm thanh sống động , cho bạn cảm giác như thật "
1 câu trả lời khác : " Câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được. Cá đâu đớp động dưới chân bèo cho ta thấy Nguyễn Khuyến đi câu khi đang buồn ngủ, ông ngủ gật, tựa đầu vào gối. Cá thấy ông ngủ nên lại nhiều, khiến cho ông tỉnh giấc, không ngủ lâu được "

Đề 9: Anh(chị ) nghĩ gì về câu :"Ai mua trăng trăng tôi bán trăng cho" ?
Câu trả lời của 1 Học sinh lớp 12 : tác giả của câu thơ này đúng là không chịu khó tập viết chính tả. Chúng ta ai cũng thấy ông đã viết sai từ "trăn" thành "trăng". Con trăn mới đem bán chứ mặt trăng làm sao mà bán được ?
4rumer
4rumer
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by 4rumer 13/12/10, 07:03 pm

Phân tích bài thơ "thu ẩm" của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là nhà thơ tài hoa của nền văn học VN. Đọc tác phẩm “thu ẩm” của ông thì mới thấy hết tài nghệ của Nguyễn khuyến. Bài thơ là sự hài hoà giữa đất và nước , giữa thiên nhiên và tạo vật của con người . Nhà thơ vào đề bằng hình ảnh “ năm gian lều cỏ thấp le te”, có lẽ để phản ánh hiện thực kém giá trị của nhà trong ngõ, ko phải là nhà mặt tìên. Đất nhà ông tuy rộng nhưng gia cảnh thì bần hàn ko thể tả. Nhà thì chỉ là “lều cỏ”, đêm thì thắp đèn “đom đóm lập loè” ngâm thơ> nhà cửa cũng có vườn tược, ao chuồng mà sao nghèo đến thế ! Bực mình, chán đời nhà thơ vét hết số tiền công “nhuộm da trời” ra mua rượu về uống. Ông uống rất nhìêu, uống đến ẩm trời, ẩm đất, uông đến ẩm cả mùa thu, uống rời nhà thơ lại khóc . Rõ ràng đây là sự hoà hợp giữa những sản phẩm thiên nhiên, đất trời thu với hỗn hợp rượu pha nước mắt . Càng đọc kỹ tác phẩm ta càng thương nhà thơ khủng khiếp. Hỡi Sở quản lý nhà đất, hỡi những người có nhà ở mặt đường, có ai hiểu nỗi long đau khổ của thi sĩ NK ko?

Phân tích đoạn “kiều gặp Từ Hải”
Trong đoạn thơ có câu
“thiếp danh đưa đến lầu hồng”
Từ Hải nghĩ là Kiều đang ở lầu hồng. Nhưng thực ra nàng lại ở trong lầu xanh. Đây là 1 sự nhầm lẫn tai hại . Chúng ta có thể đoán Từ Hải mắc chứng…mù màu.
thật đáng tiếc cho 1 người anh hùng tài trí phi thường!

Đề: Phân tích bài thơ:
Nam Quốc Sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiêu thu
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành thang thủ bại hư

Bài làm: Bài thơ chẳnng có gì phải phân tích cả, thay vì viết sang thơ bình thường thì tác giả chảnh nên bày đặt viết thơ nôm, chứ thật ra bài thơ này viết như thế này là đầy đủ ý nghĩa không phải phân tích thêm:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận bởi sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Đề : Em hãy phân tích bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
bài làm: Bài thơ nói lên tâm trạng của tác giả họ Hồ, ông nhớ vợ của mình và thèm ăn chè xôi nước mà vợ mình nấu đến nỗi đã tả vợ mình như cái bánh xôi nước nhằm che dấu dục vọng khi liên tưởng đến cái thân hình trắng trẻo đẫy đà của vợ, lại còn nói vợ mình hay tắm, ngày tắm ba đến bảy lần, ông rất thương vợ ở chỗ mạc dù ông thường đánh đập ra tay nặng với vợ nhưng vợ ông vẫn luôn chung thuỷ với ông mà không bỏ ông đi theo trai, như mấy đứa con gái bây giờ.....

Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này:
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...".

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" được 1 người giải thích một cách đầy "sáng tạo":
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

đề: Phân tích bài Thúy Kiều của Nguyễn Du
Bài làm:

Biết viết gì đây để nộp bài
Mở đầu đã có chữ Nguyễn Du
Cái "đầu" kiệt quệ không còn chữ
Thôi thì viết đại mấy dòng nài .

Qua ngày hôm sau .. thầy giáo trả bài lại với lời phê
"Biết viết gì đây để nộp bài"
Ðôi dòng thầy viết đến cho ai
Rất hiểu tình em , thương em lắm
Nên gửi tặng em con ngỗng xài .


Bài văn tả cây bưởi:
Cây bưởi nhà ngọai em trồng thân yếu ớt, còi cọc, nhưng rất nhiều trái. Trái bười nhỏ y như cây bưởi, nhưng rất chua, thân cây đầy gai, nên em không thể leo cây hái được. Lá cây bưởi xì xào trong gió như nói với em là bạn đừng ăn thịt tôi(chắc nhân hóa). Nhưng em không thèm đâu, vì em thích trái mận hơn. Tuy em cũng thích ăn bưởi, nhưng em ghét nó vô cùng vì nó gai tùm lum(??), lá nó rụng nhiều nên mỗi lần về ngọai, mẹ đều bắt em quét lá. Em nghĩ sau này em lớn em sẽ xin ngọai chặt bỏ cây bưởi ích kỷ đó( vô ích?)và em sẽ trồng thật nhiều mận...(Bắt đầu tả về mận cả trang giấy sau)


Một học sinh "miêu tả hình dáng cô giáo em" :
Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn gọn được buông ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo nghoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ..."

Đề : Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng, người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển quóc gia tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất " sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm- không " Đời thừa " sao được?

Đề : Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân.
" Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng gà, lòng chó, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không bằng lòng... mẹ. "

Đề : Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du hãy chứng minh.
"...sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự các giải bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con xe gắn máy. Ngày nay quyền giải phóng đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...".

Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em.
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"

Đề: "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em yêu rất kính yêu" là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở một tỉnh.
Bài làm của học sinh :
-Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy nữa... Tính tình cụ già rất là bực bội... Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì đó mà thôi.
-Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2,3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
-Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
-Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
-Khuôn mặt ông bầu bĩnh, đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
-Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.



Bài 1: Viết thường, viết hoa
Đề bài: Cho biết các khu vực phát triển ở miền núi phía Bắc
Bài làm: Miền núi phía Bắc có dao thái mông phát triển mạnh.
Lời phê: ồ! Địa chỉ của nhà máy sản xuất "dao thái mông" ở đâu vậy em? Danh từ riêng thì phải viết hoa chứ!


Bài 2:Trong bài van của một học sinh:
"... Tre sanh
Sanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre sanh..."
Tác giả sử dụng điệp từ "sanh" ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh ngày "chào đời" của tre Việt Nam... Đồng thời với ba từ "sanh" cho ta rõ được "tre sinh trước chúng ta khoảng dǎm ba đời"...



Bài 3: Con nhà nòi

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn Thuý Kiều trao duyên lại cho Thuý Vân
Bài làm: Đây là một sáng tạo lớn trong cả van học lẫn kinh doanh. Hiện này chúng ta mới có những hợp đồng về buôn bán, xây dựng... vậy mà Nguyễn Du, một nhà thơ lớn cách chúng ta gần hai tram nam, đã đưa ra một hợp đồng mới "Hợp đồng kinh tế - tình cảm". Đầu tiên, Thuý Kiều đã hẹn ước với Kim Trọng suốt đời. Nhưng sau đó, do có trục trặc từ phía gia đình Thuý Kiều (bên A) nên nàng đã tự ý huỷ hợp đồng hẹn ước với Kim trọng (bên B). Chính do sự huỷ bỏ này mà Kiều đã phải bồi thường thiệt hại cho chàng Kim một tram ngàn. Vì vậy nàng đã thốt lên:
"Tram ngàn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi..."



Bài 4: Lạc bối cảnh lịch sử
Đề bài: Em hãy phân tích tâm trạng của chủ thể trong câu ca dao sau:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Bài làm:
"Đêm qua chớp bể mưa nguồn"
Từ câu ca dao trên ta có thể hiểu là đêm qua trời mưa, hôm nay trời có thể tiếp tục mà tiếp tục mưa to đến rất to ở một số nơi, mây đen nhiều, trời không nắng.
"Đấy vui có biết đây buồn hay không?"
Đây là mối tình thời kinh tế mửa cửa và câu ca trên chính là lời than thở của anh chàng bán kem với cô nàng bán áo mưa của mình rằng: trời mưa to, en bán được nhiều áo mưa, lời to chắc em vui sướng lắm, có biết chang anh đây đang chẳng bán được que kem nào, anh buồn em có hay không?


Bài 5: Đề bài: Em hiểu thế nào về câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Bài làm: "...Đó là một lời dặn rất van vẻ của người mẹ đối với cô con gái: Khi đi chợ nếu không có bí thì có thể mua bầu để nấu canh. Hai thứ đó chất lượng như nhau vì cùng chung một giàn!"
4rumer
4rumer
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by Khách vi 13/12/10, 09:47 pm

Cười hok đỡ được Những bài văn bất hủ :)) 61125 Những bài văn bất hủ :)) 61125 Những bài văn bất hủ :)) 61125
Anonymous
Khách vi
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by test 15/04/11, 09:44 am

Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây ?

Đề: Tả một dụng cụ lao động.
Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc ( . . . .) nữa.

Đề: Hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu.
Hình dáng của bà nội rất là thấp, được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
Con mắt của bà tròn như hòn bị, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
Khuôn mặt ông bầu bĩnh, đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng, dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt.
Ông của em dài bằng 1 mét và không mập.
“ Công cha như núi Thái sơn,
Lòng mẹ như nước trong người chảy ra “.
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by trần hà 15/04/11, 10:54 am

ặc.cười đau cả bụng :d :d
trần hà
trần hà
Mem cấp 5
Mem cấp 5

Tham gia : 26/10/2010
Bài viết : 475


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by 4rumer 16/04/11, 09:49 am

Bé tả những người xung quanh!

Đề: Tả cô giáo em.
Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.

Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.

Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

Đề: Em hãy tả bạn em!
Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình...
Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

Đề: Tả cô giáo em.
Chiều dài của cô giáo em là 1,6 mét, chiều rộng của cô giáo em là 0,8 mét.
Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt "Làm toán đi!".

Đề: Em hãy tả bà nội của em
Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm.
Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm.
Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới.
Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại
Lời bình: học sinh "tả thực".

Đề: Tả đôi mắt của ông
Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã!

Bé tả các con vật

Đề: Em hãy tả con lợn nhà em.
Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!
Lời bình: Thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.

Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em.
Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...
Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.

Đề: Em hãy tả một con gà
Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân.
Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!...

Đề: Em hãy tả con gà trống nhà em
Một học sinh đứng lên tả ngay tại lớp:
- Buổi sáng, ông mặt trời thức dậy, toả những tia nắng ấm áp xuống vườn nhà em.
- Hay, hay... - có tiếng xuýt xoa ở dưới, cô giáo cười tươi.
- Chú gà trống đĩnh đạc ra giữa vườn, nhảy lên đống rơm. Chú vỗ cánh phành phạch, vươn cổ cất tiếng gáy vang động khắp nơi.
- Tuyệt vời... - lại tiếng xuýt xoa.
- Sau đó chú nhảy xuống và chạy đi tìm chị gà mái.
- Thôi, thôi, được rồi, xuống ngay, xuống ngay - cô giáo hoảng hốt.
- Nhưng nó không thôi, thưa cô. Nó còn nhảy lên lưng chị gà mái, đạp đạp mấy cái rồi nó mới thôi.

Bé tả cảnh vật

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.
Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

Đề: Tả cây hoa hồng.
Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

Đề: Tả cây bàng.
Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

Đề: Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

Đề: Tả cơn mưa
Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp".
Cậu em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề.

Đề: Em hãy tả đêm giao thừa.
Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng...
Lời bình: Bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng.

Đề: Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'

Đề: Tả tiết học trong lớp
Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...
Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám.
4rumer
4rumer
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/05/2010
Bài viết : 779


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by net 22/04/11, 10:51 pm

Từ văn mẫu, nhiều bé bắt chước và cho ra đời những câu văn rất ngô nghê khiến người lớn cười không nổi.

1. Tả ông, bà:

- Nhà em có nuôi một bà ngoại, tối nào bà ngoại cũng say sưa rúc mình trong đám tro trong bếp, mỗi khi nghe tiếng chuột kêu, bà ngoại lại vểnh tai nghe ngóng.... Em rất yêu bà ngoại của em, vì từ khi có bà, nhà em vắng hẳn bóng dáng những con chuột tham ăn phá hoại.

- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.

- Mắt bà là mắt bồ câu, hai con đều bay. Mũi bà là mũi dọc dừa. Môi trái tim. Bà có gương mặt phúc hậu.

- Nhân dịp về quê, mẹ em có xin 1 ông nội về nuôi. Mũi ông hồng hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Tóc ông chỉ lơ thơ mấy sợi, nhìn ông ai cũng muốn bế.


2. Mở bài tả con vật:

- Con gà: Biết em thích con gà, bà em mua về cho em một con gà mái.

- Con mèo: Biết em thích con mèo, mẹ em xin về cho em một con mèo con.

- Con voi: Biết em thích con voi, bố em lên rừng bắt cho em một con.


3. Tả cây chuối:

- Ông bà nội em có "chồng" một cây chuối, mỗi lần về quê ông thường trèo lên hái cho em từng quả chuối chín mọng.

- Nhà em có một cây chuối. Đến mùa chuối sai trĩu cành. Hàng ngày mẹ em cắt chuối mang ra chợ bán để nuôi hai chị em em ăn học.


4. Kết luận:

- Bài trước tả bà nội, kết luận: “Em rất kính trọng bà nội.”

- Bài sau tả con mèo, kết luận: “Em rất kính trọng con mèo.”


5. Tả bác bảo vệ trường:

- Bác bảo vệ trường em có đôi mắt rất đẹp, mắt bác long lanh như hai hòn bi ve. Mỗi khi bác cười, trông bác thật rạng rỡ. Bác rất thông minh, vì bác luôn luôn đánh trống đúng giờ.


6. Tả bác nông dân:

- Bác nông dân có một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng rạng rỡ. Bác đang đi sau một con trâu rất béo. Bác quát lớn: Họ… họ… họ… và con trâu nghe lời bác, cứ thoăn thoắt bước đi.”


7. Tả chú bộ đội:

- Chú cao tầm 1m50. Chú có làn da ngăm ngăm vì dãi dầu nắng gió. Miệng chú hình trái tim, mỗi khi chú cười để lộ hàm răng trắng bóng và đều như hạt bắp.


8. Kể lại một việc tốt:

- Bố mẹ rất hay cho em đi chơi ở Bờ Hồ. Một lần, đang đi, em bỗng nhìn thấy một ông Tây trượt chân ngã xuống hồ. Em liền nhảy vội xuống, cứu ông Tây lên.
net
net
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808


Về Đầu Trang Go down

Những bài văn bất hủ :)) Empty Re: Những bài văn bất hủ :))

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết