Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Go down

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1 Empty Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Bài gửi by Admin 27/03/10, 05:27 pm

Từ "Power" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate, Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.
2. Organize (tổ chức)
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.
3. Work (làm việc)
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.

Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.

Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.

Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa.

Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.



POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate, Rethink
ketnoisunghiep.vn
Admin
Admin
Founder
Founder

Tham gia : 17/08/2009
Bài viết : 763


https://haihaua.forummotion.com/

Về Đầu Trang Go down

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1 Empty Re: Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Bài gửi by Admin 27/03/10, 05:35 pm

Mùa thi đang đến gần, cho học sinh tất cả các cấp. Và thậm chí, học là việc không chỉ của những người ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Học như thế nào để nắm vấn đề một cách nhanh nhất, hiểu vấn đề một cách sâu nhất và để vượt qua các kỳ thi một cách đơn giản nhất? Dưới đây có một số nội dung mà bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân trong việc học - hiểu - thi.

Tạo thói quen học tập
Trước hết xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn) (đây là một việc không quá khó). Đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước. Nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà bạn thấy dễ và thú vị. Nên có những nơi dành riêng cho việc học. Nhưng bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện trang bị các phương tiện học tập chỗ bạn học.

Học khoảng 50 phút rồi nghỉ 10 phút. Khi giải lao bạn hãy vươn người, thư giãn và ăn chút snack để nạp lại năng lượng. Dành nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp tổ chức sự liên hệ giữa các phần và các khái niệm, lập đề cương và tập viết bài. Dành một khoảng thời gian ngắn hơn cho việc học thuộc tạm thời, ôn tập và tự kiểm tra. Còn thời gian thừa thì bạn hãy dành để ôn tập lại.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán hãy đổi sang làm việc khác hay hoạt động khác, học môn khác hay thay đổi môi trường học. Bạn hãy tạm dừng không học nữa khi bạn cảm thấy việc học của mình không còn hiệu quả.

Hãy ôn tập và nhớ vẹt một số vấn đề, đặc biệt là những vấn đề cụ thể ngay trước khi bạn đi ngủ. Nên học với một người bạn của mình. Hãy tự đặt câu hỏi cho nhau, so sánh bài ghi hay trao đổi những câu hỏi mà các bạn đoán là sẽ gặp trong bài kiểm tra.


Chuẩn bị cho kì thi
Khi ki thi đã được thông báo trước: Hãy xem xem kì thi sắp tới sẽ bao quát hay không bao quát những vấn đề gì. Hãy tìm hiểu xem kiểu ra đề sẽ như thế nào: nội dung, viết đoạn tiểu luận ngắn, tiểu luận dài hay cả hai.

Học ôn: Hãy tóm tắt các bài giảng trên lớp và các bài ghi của bạn. Mấy tối trước hôm thi hãy xem lại chúng một lần cuối cùng.

Chú trọng đến các điểm sau trong phần ôn tập của bạn:

- Những điểm đã được nhấn mạnh trên lớp hay trong các bài học.

- Những vấn đề mà thầy cô giáo bạn đã khuyên bạn nên học.

- Các câu hỏi ở phần hướng dẫn học ở cuối các bài, những câu hỏi trả lời nhanh và phần hướng dẫn ôn tập ở cuối mỗi chương trong sách giáo khoa.Chuẩn bị dạng bài thi:- Đối với các bài thi mang tính chủ quan: hãy ôn tập như đó là bài thi viết vậy.

- Đối với những vấn đề cụ thể: cần phải chú trọng: Định nghĩa của một số thuật ngữ cơ bản và các ví dụ; phần liệt kê các ý; viết ra một số câu trả lời sai đối với dạng câu hỏi xác định đúng, sai.

- Đối với các bài thi viết: Chú ý đến các khái niệm; liệt kê những câu hỏi có thể gặp trong bài thi; chuẩn bị trước dàn ý trả lời của các câu hỏi và tập trả lời chúng.

- Đối với một số vấn đề rắc rối có thể gặp trong bài thi: Học thuộc các công thức nếu cần thiết; tập dượt tình huống gặp phải một số vấn đề rắc rối trong khi thi.(Theo TTO)
Admin
Admin
Founder
Founder

Tham gia : 17/08/2009
Bài viết : 763


https://haihaua.forummotion.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết