Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư

2 posters

Go down

Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư Empty Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư

Bài gửi by chauhuyen 22/11/23, 06:42 pm

Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư

Thầy là biểu tượng của một cuộc đời không ít thăng trầm nhưng luôn giữ vững niềm tin và khát vọng tận hiến cho giáo dục đại học tư thục
Nhà giáo Lê Công Cơ sinh năm 1941, quê Quảng Nam, hiện sống và làm việc ở TP Đà Nẵng. Thầy không phải là một tên tuổi xa lạ của ngành giáo dục Việt Nam, thậm chí còn được biết đến trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa.

Gian nan khát vọng mở trường tư thục

Không giống với nhiều nhà giáo khác, thầy Lê Công Cơ tuy xuất thân là sinh viên đại học sư phạm nhưng thời trẻ hầu như không theo nghề dạy học mà hoạt động cách mạng trong phong trào đô thị trước năm 1975 ở miền Nam. Thầy từng giữ những cương vị quan trọng của các địa phương, từng là đại biểu Quốc hội, giám đốc doanh nghiệp du lịch...

Sau khi nghỉ việc nhà nước, thầy Lê Công Cơ đau đáu với suy tư cần phải làm một việc gì cho giáo dục mà mình từng nung nấu, cần một sự đổi mới mang tính duy tân. Đó là vào đầu thời kỳ đổi mới.

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thông tin từ các nước phát triển và nghiền ngẫm nhiều ngày, thầy cho rằng cần đề xuất mô hình đại học tư thục, một ý tưởng quá mới mẻ, không chỉ với miền Trung mà còn với cả nước. Thầy nhớ lại: "Lúc bấy giờ, khi tôi đưa ý tưởng này ra, nhiều người tán thành nhưng cũng không ít người phản đối, họ cho rằng trong thể chế của ta, việc này gần như không thể khả thi. Làm gì mô hình trường học dân lập mà lại ở bậc đại học có thể tồn tại ở Việt Nam, trong lúc công lập độc tôn. Một số người xem tôi là kẻ hoang tưởng".

Quả thực, họ có lý của họ. Vì năm 1987, khi thầy Lê Công Cơ đưa đề án thành lập đại học tư thục trình bày cho cấp có thẩm quyền thì lập tức bị gạt. Nhưng ông vẫn quyết không bỏ cuộc mà phải bước tiếp trên con đường gai góc này.

Ông quyết định phải chấp nhận lùi một bước để tìm cơ hội, không làm được toàn phần thì làm từng phần. Ông chạy đi chạy lại khắp nơi để mở Trung tâm Anh ngữ thực hành tư thục đầu tiên tại miền Trung ở Đà Nẵng. Việc này vừa xong, ông xúc tiến ngay việc khác. Nhân có 2 chiếc máy tính của người bạn từ Canada tặng, ông quyết định xin mở Trung tâm Kỹ thuật điện tử - tin học. Khi mọi việc đã tương đối định hình, ông xin liên kết đào tạo đại học, cao đẳng ngoại ngữ, tin học. Và bước đầu đã thành công.

Năm 1992, ông tiếp tục xin mở trường đại học tư thục miền Trung khi Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào cho một vấn đề quan trọng hàng đầu trong giáo dục ở nước ta. Lại phải chờ đợi thêm 2 năm, đến năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới ban hành quy chế về đại học tư thục.

Nhấp ngụm trà, nhà giáo Lê Công Cơ hồi tưởng: "Bây giờ nhớ lại, nhiều chuyện đáng nói lắm. Lúc ấy khó khăn là thập diện mai phục. Tôi và nhà tôi phải kiên trì sắt đá mới có thể theo đuổi ý tưởng của mình. Vợ chồng tôi đã thế chấp ngôi nhà để vay 120 triệu đồng nhằm hoàn thành dự án của mình trình Chính phủ. Nhưng ngay cả khi có quy chế rồi mà vẫn gặp khó khăn chồng chất, khó từ chuyện đặt tên trường...".

Trong 2 năm 1993 và 1994, ông đã đi 50 chuyến tàu lửa ra Hà Nội để vận động thành lập trường đại học tư thục miền Trung. Khi ông xin đặt tên Trường Đại học tư thục miền Trung liền bị bác ngay. Ông xin đổi sang tên Trường Đại học Duy Tân cũng không được chấp thuận. Nhưng ông không lùi bước, vẫn quyết tâm bảo vệ khát vọng duy tân - đổi mới giáo dục của mình. Ông tính đến một bước đi rất có thể xem là mạo hiểm... đó là tìm cách gặp trực tiếp người đứng đầu Chính phủ lúc đó để giãi bày tâm nguyện.

Đó là chuyện không hề đơn giản nhưng suy đi nghĩ lại, ông thấy không còn con đường nào khác.

Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư 14-chot-169893235681930778981
Nhà giáo Lê Công Cơ ký tặng sách cho sinh viên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Triết lý giáo dục thương yêu con người

Rồi một hôm ở ngay Văn phòng Chính phủ, tìm được cơ hội, ông Lê Công Cơ "bạo gan" đứng giữa đường, xin gặp bằng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và may mắn được chấp nhận. Sau khi nghe ông trần tình, người đứng đầu Chính phủ đã đồng ý. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ghi mấy dòng gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh: "Kính gởi anh Khánh! Tôi cho rằng nên cho phép đồng chí Lê Công Cơ được đặt tên trường là Duy Tân, vì đây là một phong trào lớn do nhà cách mạng Phan Châu Trinh khởi xướng và phù hợp với một ngôi trường đại học tại Đà Nẵng, miền Trung...".

Trường Đại học tư thục Duy Tân chính thức ra đời từ đó, năm 1994, mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục miền Trung...

Với phương châm giáo dục: hiện đại và nhân bản, Trường Đại học dân lập Duy Tân đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín.

Sau gần 30 năm hoạt động, trường đã có khoảng 1.000 giảng viên, có nhiều giảng viên được đào tạo tại Mỹ, Singapore..., nhiều bài báo quốc tế, giải thưởng quốc tế; trường đã liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học lớn của thế giới. Trường đã tuyển sinh và đào tạo hơn 60 nghiên cứu sinh, hơn 3.000 học viên cao học, hơn 110.000 sinh viên, hơn 12.000 học viên trung cấp.

Một vinh dự lớn khi Trường Đại học Duy Tân lọt vào tốp 500 trường đại học hàng đầu của thế giới (Việt Nam chỉ có 2 trường như thế) và tốp 100 trường đại học hàng đầu châu Á. Điều đáng nói là hầu hết sinh viên tốt nghiệp của trường đều có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với ngành nghề đào tạo của mình. Trường Đại học Duy Tân là một thương hiệu được nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn. Trường đã được nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Riêng với thầy Lê Công Cơ, từng là Chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng, được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đặc biệt, năm 2016, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới - người đầu tiên của giáo dục dân lập nhận được vinh dự lớn lao này.

Theo thầy Lê Công Cơ, làm gì cũng phải thực sự quan tâm, thương yêu con người, đó mới là quan trọng và thiết thực nhất. Mọi triết lý giáo dục đều phải bắt đầu từ con người, vì con người mà quyết tâm hành động. 

Trường tư không chỉ có học phí...

Kể cả khi tuổi đã cao, nhà giáo Lê Công Cơ vẫn đảm đương tốt chức vụ Chủ tịch HĐQT và Bí thư Đảng ủy của trường. Khi ngồi tâm sự khá lâu, tôi đã nghe ông nói: "Anh hỏi làm giáo dục dân lập trong thời buổi này có gặp nhiều khó khăn hay không? Đúng là thật không dễ, mà người ta cũng hay nói đến chuyện kinh phí. Nhưng chính sự tồn tại và phát triển của nhà trường đã khẳng định chúng tôi đã đi đúng hướng. Dù là đại học dân lập nhưng tôi rất chú trọng đến việc thành lập các đoàn thể, hơn nữa, tôi là đảng viên lâu năm. Đến nay, các đoàn thể đủ cả và hoạt động rất hiệu quả, mà nòng cốt là Đảng ủy của trường. Là trường dân lập nhưng chúng tôi không chỉ quan tâm đến học phí, kinh phí hoạt động mà còn chú trọng chăm lo con em gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo, gặp nhiều khó khăn để miễn giảm học phí và hỗ trợ thiết thực. Kể cả với công tác xã hội, thiện nguyện cũng thế".

Phạm Xuân Dũng (Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị)

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/cuoc-thi-viet-nguoi-thay-kinh-yeu-nguoi-dau-dau-phat-trien-dai-hoc-tu-20231102204827902.htm
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư Empty Re: Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư

Bài gửi by oanhoanh2211 23/11/23, 06:34 pm

[size=32]3 Đại học của Việt Nam được cộng điểm khi xin visa lao động tại Singapore[/size]

Hướng đến tạo dựng một thị trường lao động cốt lõi mạnh mẽ cùng sự đa dạng của lực lượng lao động toàn cầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, Bộ Nhân lực Singapore đã quyết định áp dụng Chính sách Thị thực mới, được gọi là Khung Đánh giá Bổ sung (COMPASS) bắt đầu từ ngày 1/9/2023.
Có 3 đại học của Việt Nam nằm trong danh sách các đại học thế giới được cộng điểm khi xin Visa Lao động tại Singapore. Trong đó, Đại học (ĐH) Duy Tân được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đang đào tạo tại trường và 2 trường ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội có 4 ngành học được cộng 20 điểm.
 
Để được lao động tại Singapore, các cá nhân nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động (EP) phải vượt qua Khung Đánh giá bổ sung (COMPASS). Tất cả các ứng viên EP sẽ được chấm điểm dựa trên 6 tiêu chí gồm:
 
1. Lương
 
2. Trình độ chuyên môn
 
3. Sự đa dạng (về văn hóa, sắc dân)
 
4. Hỗ trợ việc làm tại địa phương
 
5. Thưởng kỹ năng (cho các ngành nghề thiếu hụt nhân lực)
 
6. Thưởng ưu tiên kinh tế chiến lược
 
Theo đó, hệ thống tính các mức gồm 0, 10 và 20 điểm cho mỗi tiêu chí, lần lượt tương ứng với:
 
• “Không đáp ứng kỳ vọng”,
 
• “Đáp ứng kỳ vọng”, và
 
• “Vượt quá kỳ vọng”.
 
Những ứng viên thuộc 6 ngành được chỉ định như: Công nghệ Nông nghiệp, Dịch vụ Tài chính, Kinh tế Xanh, Chăm sóc Sức khỏe, Công nghệ Thông tin và Hàng hải, có thể đạt được tới 20 điểm thưởng.
Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư Anh-1-bai-pr-duy-tan-165
Các ngành nghề đang đào tạo tại ĐH Duy Tân được cộng 20 điểm theo Chính sách Thị thực mới của Singapore
 
Chương trình thị thực mới sẽ áp dụng cho Thẻ Lao động (EP), thị thực lao động dành cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành chuyên nghiệp nước ngoài hoặc những người làm các công việc chuyên môn. Với COMPASS, các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các chuyên gia nước ngoài chất lượng cao, đồng thời cải thiện sự đa dạng của lực lượng lao động. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm đảm bảo rằng trình độ chuyên môn của ứng viên là xác thực và bằng cấp được cấp bởi các tổ chức được công nhận, gồm: 100 trường đại học hàng đầu dựa trên bảng xếp hạng quốc tế và các trường đại học có uy tín cao khác ở các khu vực khác nhau.
 
ĐH Duy Tân nằm trong các trường thuộc nhóm A (các đại học được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đào tạo). Hiện tại, ĐH Duy Tân đào tạo nhiều bằng cấp trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Đại học, gồm:
 
• 10 ngành trình độ Tiến sĩ,
 
• 15 ngành trình độ Thạc sĩ,
 
• 47 ngành trình độ Đại học với hơn 100 chuyên ngành khác nhau,
 
• 13 chương trình Tiên tiến và Quốc tế,
 
• 13 chương trình Tài năng,
 
• 3 chương trình Duhọc Tại chỗ do các trường đại học của Hoa Kỳ cấp bằng,
 
• 2 chương trình hệ Văn bằng Hai, và
 
• 7 chương trình hệ Từ xa (Đại học Trực tuyến).
 
ĐH Duy Tân đào tạo đa dạng các ngành nghề từ Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đến Quản trị Kinh doanh, Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng, Tài chính-Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh/Trung/Hàn/Nhật đến Văn báo chí, Truyền thông Đa phương tiện, Du lịch hay Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Dược, Điều dưỡng, Công nghệ Sinh học,… Sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề này đều được cộng 20 điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore.
 
Là trường Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, ĐH Duy Tân là đại học uy tín, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng, tiêu biểu như: l
 
• Top 600+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 100+ Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2024 (theo Bảng xếp hạng Times Higher Education - THE),
 
• Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo QS Rankings,
 
• …
 
Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư Anh-2-a-bai-pr-7877
Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư Anh-2-b-bai-pr-4926
 
2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ đang hợp tác với ĐH Duy Tân cũng nằm trong nhóm A
 
Trong nhóm A theo Chính sách Thị thực mới của Singapore, có nhiều trường đại học thế giới thường xuyên nằm ở Top đầu trên bảng xếp hạng THE hay QS như:
 
• Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), (Hoa Kỳ)
 
• Viện Công nghệ California (CalTech), (Hoa Kỳ)
 
• ĐH Harvard, (Hoa Kỳ)
 
• ĐH Stanford, (Hoa Kỳ)
 
• ĐH Princeton, (Hoa Kỳ)
 
• ĐH Cambridge, (Anh)
 
• ĐH Oxford, (Anh)
 
• ĐH University College London (Anh)
 
• Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, (ETH Zurich)
 
• ĐH Quốc gia Singapore
 
Riêng 2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ cũng thuộc nhóm A là các đối tác trong nhiều năm đã hợp tác cùng ĐH Duy Tân để chuyển giao chương trình đào tạo các ngành nghề:
 
• ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Hoa Kỳ (theo U.S. News 2023) để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng;
 
• ĐH Bang Pennsylvania, 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế-Quản trị-Dịch vụ hàng đầu của Hoa Kỳ (theo U.S.News 2022) để đào tạo các chương trình Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch Khách sạn, Du lịch Lữ hành và Du lịch Nhà hàng.
 
Ở nhóm B (áp dụng cộng 20 điểm cho một số ngành nghề), Việt Nam có 2 trường là ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng có 4 ngành được cộng điểm, gồm:
 
• Khoa học Máy tính (Computer Science),
 
• Lập trình & Phân tích (Hệ thống Programming & Systems Analysis),
 
• Nghiên cứu Máy tính (Information Technology),
 
• Công nghệ Thông tin (Science (Computer Studies).
 
Việc các đại học của Việt Nam thuộc nhóm các trường đại học thế giới được cộng điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore sẽ tạo thêm cơ hội để nguồn nhân lực được đào tạo từ các đại học nước nhà có cơ hội tìm kiếm và phát triển sự nghiệp ở một đất nước phát triển hàng đầu ASEAN, hướng đến việc hòa nhập vào cộng đồng kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) 2025.
 
P.V
 
Nguồn: https://tienphong.vn/3-dai-hoc-cua-viet-nam-duoc-cong-diem-khi-xin-visa-lao-dong-tai-singapore-post1579800.tpo
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1202


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết