Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí

3 posters

Go down

Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Empty Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí

Bài gửi by chauhuyen 21/05/23, 04:39 pm

[size=32]Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí[/size]

Với xuất phát điểm là nền tảng kiến thức chuyên môn vững và bài bản từ trường đại học cùng nỗ lực không ngừng trong quá trình thực tập thực tế, các Cử nhân chuyên ngành Văn Báo chí của Đại học (ĐH) Duy Tân luôn có thể tự tin vào nghề.
Bước ra từ chuyên ngành Văn Báo chí, ĐH Duy Tân, không ít cựu sinh viên đã trở thành những phóng viên, nhà báo làm việc ở các cơ quan báo chí, truyền thông có tiếng như:
 
MC Trần Thị Kiều Anh - Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức Sản xuất Chương trình Đài Truyền hình Việt Nam;
Phóng viên Minh Khoa - Báo Tuổi trẻ;
Phóng viên Hoàng Vinh - Báo Giáo dục & Thời đại;

Với xuất phát điểm là nền tảng kiến thức chuyên môn vững và bài bản từ trường đại học cùng nỗ lực không ngừng trong quá trình thực tập thực tế, các Cử nhân chuyên ngành Văn Báo chí của ĐH Duy Tân luôn có thể tự tin vào nghề. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Công nghệ Số đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với lĩnh vực truyền thông, báo chí, tạo điều kiện giúp chuyên ngành Văn Báo chí trở thành “đích đến” đầy hấp dẫn cho nhiều thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2023 này.
 
Làm Báo, Dạy Văn… tích hợp trong cùng một ngành học
 
Không ít sinh viên mong ước có thể trở thành những nhân sự “cộm cán” tại các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Giáo dục, Báo Lao động, Báo Tiền phong,… Đây là những cơ quan ngôn luận uy tín, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và định hướng dư luận xã hội. Khác hoàn toàn với một số “lều báo” mới nổi gần đây thường đưa tin thiếu chuẩn mực, ít nhiều làm ảnh hưởng tới nhận thức của nhiều người.
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Anh-1-bai-pr-1965
Trần Thị Kiều Anh - MC, Phóng viên, Biên tập viên, Tổ chức sản xuất chương trình Đài Truyền hình Việt Nam tốt nghiệp từ ĐH Duy Tân
 
Do đó, để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, bên cạnh việc nỗ lực xây đắp nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, sinh viên ngành Văn Báo chí còn cần được đào tạo để thấm nhuần tinh thần “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có bản lĩnh chính trị, có sự nhạy bén trước nội dung thông tin, và luôn giữ một tinh thần “thép” để khai thác vấn đề một cách công bằng, đúng sự thật. Điều này đang được thấm nhuần cho từng sinh viên theo học một chương trình đào tạo mang tính hiện đại và nhân văn: Văn Báo chí của ĐH Duy Tân.
 
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên yêu thích lĩnh vực Báo chí - Truyền thông được tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu như:
 
Ngôn ngữ Báo chí,
Đạo đức Báo chí,
Cơ sở Lý luận Báo chí,
Luật Báo chí,
Báo điện tử,
Báo hình, Phát thanh, Truyền hình,
Tác phẩm Báo chí,
Lịch sử Báo chí,

cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc hiệu quả như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim,...
 
Đồng thời, để thích ứng trong Kỷ nguyên Truyền thông Số, nhà trường liên tục trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng toàn diện để tác nghiệp trên mọi loại hình báo chí như:
 
Báo in, Phát thanh, Truyền hình,
Báo mạng (Báo điện tử),
Xử lý Khủng hoảng Truyền thông,
Sản xuất Điện ảnh - Truyền hình,

Bởi lẽ, các cơ quan báo chí hiện nay đều có phiên bản điện tử, vì vậy, việc mở rộng đào tạo đa loại hình sẽ giúp sinh viên có điều kiện khám phá thêm năng lực của bản thân cũng như có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Anh-2a-bai-pr-8863
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Anh-2b-bai-pr-5858
Cơ sở vật chất hiện đại tại DTU cùng nhiều chương trình giao lưu thường xuyên với các đạo diễn, nghệ sĩ, diễn giả,…
 
Cùng chung một điểm xuất phát nhưng đích đến trong hành trình sự nghiệp có thể sẽ khác nhau đối với các sinh viên. Với những bạn sinh viên có ước mơ trở thành những nhà giáo mẫu mực thì ngành học này sẽ cho bạn đất “dụng võ” ở lĩnh vực Văn học và Giáo dục. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí, sinh viên Duy Tân sẽ có cơ hội được lựa chọn cho mình các kỹ năng nghiên cứu, phân tích về các thể loại, tác phẩm văn chương hay thấm nhuần các kiến thức chuyên sâu về văn học Việt Nam hay văn học nước ngoài qua nhiều môn học như:
 
Văn học Dân gian Việt Nam,
Văn học Cổ điển Việt Nam,
Văn học Tây Âu,
Văn học Mỹ,
Văn học Trung Quốc,
Lý luận và Phê bình Văn học,

Điều khác biệt lớn nhất trong đào tạo ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân so với các cơ sở đào tạo đại học khác còn là việc áp dụng mô hình đào tạo PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng nhằm giúp sinh viên nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp thường ngày. Trên thực tế, ĐH Duy Tân qua nhiều năm luôn là thành viên kiểu mẫu của Việt Nam trong tổ chức PBL thế giới của UNESCO.
 
Lắng nghe chuyện nghề cùng các diễn giả nổi tiếng
 
Nhằm kết hợp các kiến thức và kỹ năng học trên giảng đường ứng dụng vào thực tế, ĐH Duy Tân đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm, talkshow, workshop để sinh viên được lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà báo gạo cội, các đạo diễn tài ba hay các nhà nghiên cứu chuyên môn,… điển hình như:
 
Talkshow “American Film Showcase 2022” với sự tham dự của nhà làm phim, đạo diễn S. Leo Chiang (người Mỹ gốc Đài Loan);
Giao lưu cùng nhà báo Nguyễn Trung Châu - Trưởng đại diện Saigontimes tại Đà Nẵng;
Tọa đàm khoa học: “Văn học - Thực tiễn dạy học và ứng dụng” để nghe những chia sẻ về văn học từ PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam;
Tọa đàm "Ngữ văn và những ứng dụng liên ngành trong bối cảnh Công nghệ Số";
...
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Anh-3a-bai-pr-2416
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Anh-3b-bai-pr-5995
… tạo môi trường học tập năng động, đa dạng cho sinh viên học và luyện nghề
 
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chuyên nghiệp mà còn đa nhiệm, ĐH Duy Tân còn tạo điều kiện cho sinh viên ngành Văn Báo chí tham gia một số dự án lớn nhỏ tại Xưởng phim Én Bạc (SSS) của nhà trường, vốn được trang bị đầy đủ các công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất, gồm phim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX,… Tại đây, các bạn được thực hành sản xuất các sản phẩm báo chí, đặc biệt là các phóng sự ngắn, talkshow, chương trình truyền hình,…
 
Với những cơ sở và điều kiện như vậy, các kiến thức khi theo học chuyên ngành Văn Báo chí tại ĐH Duy Tân trở nên thực tế hơn nhiều vì sinh viên được học hành trong hệ thống nhà xưởng, phòng học có trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, sinh viên còn được “luyện nghề” tại nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Tp. Đà Nẵng như: Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, báo Công an Đà Nẵng, báo Người Lao động, Nhà xuất bản Đà Nẵng,... nhằm tìm hiểu cách thức làm báo, tiếp cận vấn đề - khai thác - xử lý thông tin để có được những bài báo, những chương trình truyền thông, truyền hình chất lượng.
 
Ngành Văn Báo chí nói riêng và Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn nói chung đang là điểm nhấn quan trọng trong hướng tiếp cận tổng thể của ĐH Duy Tân với mục tiêu xây dựng một môi trường đại học nhân văn hiện đại trước xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.
 
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem chi tiết tại website http://tuyensinh.duytan.edu.vn
 
ĐẠI HỌC DUY TÂN
 
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
 
- Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
 
- Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
 
- Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
 
- Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023:
 
o Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới;
 
o Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới;
 
o Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới;
 
o Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
 
- Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023:
 
o Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới,
 
o Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới,
 
o Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới,
 
o Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới,
 
o Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới,
 
o Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới,
 
o Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới,
 
o Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới.
 
- …
 
P.V
 
Nguồn: https://tienphong.vn/lam-co-hoi-va-nhieu-thach-thuc-khi-den-voi-nganh-van-bao-chi-post1532627.tpo
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Empty Re: Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí

Bài gửi by oanhoanh2211 22/05/23, 07:39 pm

Kình ngư SV Duy Tân giành HCV và HCB tại SEA Games 32
Mang theo tinh thần chiến thắng với Huy chương Vàng trong kỳ SEA Games 31 trước đó, Nguyễn Hữu Kim Sơn - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã bước vào SEA Games 32 với quyết tâm tiếp tục giành “Vàng” về cho Việt Nam. Nỗ lực của chàng trai trẻ đã được đền đáp khi Kim Sơn cùng đồng đội xuất sắc giành Huy chương Vàng ở nội dung Bơi Tiếp sức 4x200m Tự do Nam và thêm một Huy chương Bạc ở nội dung Bơi 1.500m Tự do Nam.
 
Điều không may đã đến với Kim Sơn ở ngay kỳ SEA Games 32 là cậu liên tục bị chảy máu mũi. Kim Sơn cho biết: “Tôi đã bị chảy máu mũi từ cách đây khoảng 2 tuần. Trước ngày thi đấu khoảng 2 ngày, tôi đã bị chảy máu rất nhiều trong lúc ngủ và khi tỉnh dậy lúc nửa đêm, tôi đã thấy máu chảy ướt nhẹp trên giường. Việc chảy máu liên tục và khó cầm máu khiến cho tinh thần và thể lực của tôi bị ảnh hưởng khá nhiều. Mặc dù lo lắng vấn đề sức khỏe sẽ khiến phong độ của bản thân giảm sút nhưng tôi cũng không thể sử dụng thuốc cầm máu vì trong thuốc có thể có những thành phần liên quan đến doping”.
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Ks1-42
Kim Sơn (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội nhận Huy chương Vàng tại SEA Games 32
 
Theo Kim Sơn, do ảnh hưởng của sức khỏe nên khi tham gia thi đấu, phong độ của bản thân chỉ đạt tầm 90%. Lo lắng hơn cả của Kim Sơn chính là sẽ ảnh hưởng tới thành tích của toàn đoàn khi thời gian thi đấu cận kề. Bên cạnh đó thời gian tập luyện quá ngắn và nhiều yếu tố khác khi thi đấu ở Phnôm Pênh, Campuchia - địa điểm diễn ra SEA Games 32 - cũng đã tác động tới tâm lý của toàn đội.
 
“Ở SEA Games 31, tôi và đồng đội có thời gian luyện tập nhiều hơn. Chúng tôi có 3 tuần để làm quen với thời tiết và luyện tập với nước. Do đó, chúng tôi khá tự tin khi thi đấu. Tuy nhiên, ở SEA Games 32, chúng tôi qua Campuchia được có vài ngày và chỉ được làm quen với nước 1 ngày. Điều này khiến cả đội khá áp lực.”, Kim Sơn chia sẻ.
 
Tuy nhiên, với niềm tự hào và quyết tâm giành Huy chương Vàng của nhà vô địch tại SEA Games 31, Kim Sơn đã nỗ lực từng phút từng giây khi cùng đồng đội thi đấu. Kim Sơn đã giành một Huy chương Vàng và một Huy chương Bạc ở SEA Games 32, cụ thể:
 
-Huy chương Vàng ở nội dung Bơi tiếp sức 4x200m Tự do Nam. Nội dung này diễn ra vào ngày 7/5/2023. Nguyễn Hữu Kim Sơn cùng các đồng đội là Hoàng Quý Phước, Nguyễn Huy Hoàng và Trần Hưng Nguyên đã xuất sắc vượt qua các tuyển thủ của các quốc gia khác để đem về cho Đoàn Thể thao Việt Nam tấm Huy chương Vàng quý giá. Kim Sơn là người đảm nhận vai trò xuất phát đầu tiên ở nội dung bơi tiếp sức này. Với sự nỗ lực của bản thân và các đồng đội, đội bơi tiếp sức Việt Nam đã cán đích đầu tiên với thành tích 7p18s51 và các vị trí tiếp theo là của Singapore (7p21s50) và Malaysia (7p21s55).
 
-Huy chương Bạc ở nội dung Bơi 1.500m Tự do Nam. Nội dung này diễn ra vào ngày 8/5/2023. Kim Sơn tiếp tục bổ sung vào bảng tổng sắp Huy chương của Đoàn Thể thao Việt Nam một tấm Huy chương Bạc.
 
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Ks2-35
Kim Sơn thi đấu tại SEA Games 32
 
Dõi theo từng trận thi đấu tại SEA Games 32, người hâm mộ đã vỡ òa cảm xúc khi Quốc ca Việt Nam vang lên và các vận động viên của chúng ta bước lên bục chiến thắng đón nhận Huy chương. Thế nhưng, chính ở những giây phút vinh quang ấy, người hâm mộ cũng không khỏi xót xa khi nhìn thấy kình ngư Kim Sơn bước lên bục để nhận Huy chương Vàng cùng đồng đội nhưng tay thì đang phải cầm khăn giấy để lau và cầm máu khi máu mũi vẫn liên tục chảy.
 
Ngay sau khi đạt được những tấm huy chương quý giá, Kim Sơn chia sẻ về các yếu tố không thể thiếu để đạt được thành tích tốt nhất: “Tâm lý và tinh thần thi đấu thoải mái, tự tin là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với mỗi động viên để đạt được kết quả thi đấu tốt nhất. SEA Games là một sân chơi lớn và quan trọng, mỗi cá nhân thi đấu không phải vì bản thân mình mà còn vì màu cờ sắc áo của dân tộc. Thế nên, tinh thần đoàn kết và yêu thương nhau của mọi người rất cao. Bởi vậy khi thấy tôi có vấn đề về sức khoẻ như vậy, các thành viên trong đoàn đều rất quan tâm, động viên, giúp tôi có thêm động lực tập trung để thi đấu tốt nhất”.
 
Không chỉ các thành viên trong đoàn thể thao động viên Kim Sơn mà các thầy cô và bạn bè ở trường ĐH Duy Tân, đặc biệt là tập thể lớp ngành Quản trị Kinh doanh mà Kim Sơn đang theo học luôn dõi theo và khích lệ Kim Sơn từng ngày. “Do là vận động viên thi đấu ở nội dung bơi lội thuộc đội tuyển quốc gia nên lịch trình thi đấu của em cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian học tập. Tuy nhiên, các thầy cô và bạn bè ở ĐH Duy Tân luôn tạo điều kiện và hỗ trợ em hết mình để em có thể vừa làm nhiệm vụ thi đấu vừa hoàn thành chương trình học một cách thuận lợi nhất.”, Kim Sơn cho biết.
 
Trước đó, Kim Sơn cũng đã giành rất nhiều Huy chương Vàng trong các kỳ thể thao. Trong đó, Kim Sơn đã giành 2 tấm Huy chương Vàng danh giá tại SEA Games 29, năm 2017 và SEA Games 31, năm 2022. Đặc biệt, tại SEA Games 29 được tổ chức ở Malaysia, Kim Sơn khi đó mới chỉ 15 tuổi đã gây bất ngờ lớn khi giành chiến thắng ở nội dung bơi 400m hỗn hợp dành cho nam với thành tích 4 phút 22 giây 12. Thành tích này đã phá kỷ lục SEA Games tồn tại suốt 14 năm trước đó, được thiết lập bởi Ratapong Sirisanont (vận động viên người Thái Lan với 4 phút 23 giây 20) tại SEA Games năm 2003 được tổ chức ở Việt Nam.
 
(Nguồn:https://tienphong.vn/kinh-ngu-sv-duy-tan-gianh-hcv-va-hcb-tai-sea-games-32-post1533853.tpo)
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1202


Về Đầu Trang Go down

Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Empty Re: Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí

Bài gửi by tuanh 22/05/23, 08:22 pm

Sinh viên Đại học Duy Tân giành huy chương vàng tại SEA Games 32
Tại SEA Games 32, võ sĩ Lê Thị Nhi - sinh viên Đại học Duy Tân - đã giành huy chương vàng đầu tiên ở môn kickboxing vào ngày 15-5-2023.
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Nhib2-4
Võ sĩ Lê Thị Nhi - sinh viên Đại học Duy Tân - với huy chương vàng tại SEA Games 32
 
Huy chương vàng của Nhi nối tiếp thành tích huy chương vàng và bạc của kình ngư Nguyễn Hữu Kim Sơn, cũng là sinh viên của Đại học Duy Tân ngay trước đó tại SEA Games 32.
 
Hiện thực hóa ước mơ đổi màu huy chương
 
Nhi đã có màn "chào sân" cực kỳ ấn tượng khi đánh bại võ sĩ FebriyantiFani, người Indonesia ở bán kết. Tại vòng đấu đầy ấn tượng này, tỉ số 2-1 được thiết lập với cú lội ngược dòng ở 10 giây cuối cùng đã giúp Lê Thị Nhi giành tấm vé thẳng tiến vào chung kết.
 
Tranh chức vô địch ở nội dung Light Contact 50kg, đối thủ của Nhi là võ sĩ Fitzchel Martine Teodoro Martine đến từ Philippines. Võ sĩ này đã vượt qua đối thủ rất mạnh đến từ Thái Lan để có mặt ở trận đấu cuối cùng và được kỳ vọng rất lớn. Đối mặt với địch thủ "nặng ký" này, Nhi không ngần ngại lựa chọn lối đánh tấn công ngay từ hiệp đấu đầu tiên.
 
Những đòn đấm thẳng đầy nội lực về phía phần đầu của đối thủ, những cú đá liên hoàn vào mạn sườn của Nhi khiến vận động viên người Philippines liên tục rơi vào thế chống đỡ. Sang hiệp thứ hai, tay đấm Teodoro Martine thay đổi chiến thuật và tung ra nhiều pha phản công "đáng gờm".
 
Tuy nhiên, thế trận vẫn không thay đổi, Nhi luôn giành thế chủ động, linh hoạt né tránh các đòn tấn công và tung ra những cú đá nhanh, mạnh, chuẩn xác vào đối thủ. Kết thúc 3 hiệp đấu, Lê Thị Nhi chiến thắng áp đảo với tỉ số 3-0 và giành được huy chương vàng.
 
Hạ quyết tâm ở chung kết, Nhi cho biết: "Đây là lần đầu tiên thi đấu ở nội dung Light Contact 50kg, em đã cố gắng ép cân xuống 6kg và luyện tập căng thẳng để phù hợp với việc thay đổi chiến thuật thi đấu, đẩy nhanh tốc độ ra đòn…
 
Khi đi đến vòng đấu chung cuộc, em cảm thấy rất hồi hộp và áp lực. Ở một số thời điểm em có phần tấn công vội vã, tung ra những cú đấm quá mạnh khiến trọng tài phải nhắc nhở. Tuy nhiên, việc được luyện tập bài bản cùng với chiến thuật tốt đã đánh bại đối thủ một cách thuyết phục.
 
Việc giành được tấm huy chương vàng lần này không chỉ là thành quả của quá trình tập luyện dài hơi của riêng em, mà còn là công sức của cả ban huấn luyện cùng các thầy cô, bạn bè đã động viên, quan tâm và tiếp thêm nguồn động lực cho em".
 
Ấp ủ ước mơ đổi màu huy chương sau khi giành huy chương đồng ở SEA Games 31, Lê Thị Nhi đã thành công với màn thi đấu xuất sắc và giành huy chương vàng danh giá tại SEA Games 32. Nhi bổ sung vào "bộ sưu tập" khá ấn tượng với những huy chương nhiều màu sắc ở khắp các giải đấu cấp tỉnh thành, quốc gia và khu vực như:
 
- Huy chương vàng kickboxing SEA Games lần thứ 32 năm 2023,
 
- Huy chương đồng kickboxing SEA Games lần thứ 31 năm 2022,
 
- Huy chương vàng Giải Vô địch Cúp Kickboxing toàn quốc 2020 và 2021,
 
- Huy chương bạc Giải trẻ kickboxing 2020,
 
- Huy chương đồng Giải Vô địch toàn quốc kickboxing 2020,
 
- Huy chương vàng Giải trẻ kickboxing 2019, huy chương bạc Giải Vô địch Kickboxing 2019...
 
Vừa học tập, vừa thi đấu: Nỗ lực gấp đôi của nữ sinh Duy Tân
 
Đằng sau tấm huy chương vàng tại SEA Games 32 của Lê Thị Nhi là một ý chí "thép", cùng sự nỗ lực to lớn để cân bằng giữa việc học đại học và việc tham gia luyện tập và thi đấu thể thao.
 
Mới đầu năm học 2022-2023, Nhi vui mừng cầm trên tay "tấm vé vàng" trúng tuyển vào ngành văn hóa du lịch của Đại học Duy Tân thì nay, cô nàng đã giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2023.
 
Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Nhib1-67
Những khoảnh khắc làm nên lịch sử của Lê Thị Nhi tại SEA Games 32
 
Trước tài năng của Nhi, các thầy cô của Đại học Duy Tân luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cô gái vàng của thể thao Việt Nam chuyên tâm cho một giải đấu lớn và cống hiến cho thể thao nước nhà, đồng thời luôn sát cánh, hỗ trợ em trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.
 
"Song song với luyện tập thể thao, em còn cần tích lũy kiến thức ở giảng đường đại học. Lịch học và tập luyện khá gần nhau nên hầu như thời gian nghỉ ngơi rất ít. Ngoài ra, chấn thương gặp phải trong quá trình luyện tập và thi đấu cũng luôn khiến em thấm mệt.
 
Tuy nhiên, em đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các thầy cô ở Đại học Duy Tân trong quá trình học nên gánh nặng trên đôi vai của em vơi đi phần nào. Và em vô cùng biết ơn các thầy cô đã tạo mọi điều kiện để em có thêm cơ hội thể hiện bản thân và mang về huy chương vàng cho thể thao nước nhà.
 
Bản thân em luôn tâm niệm rằng: Mọi khó khăn chỉ là những thử thách để giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống phong phú quanh ta. Chiến thắng những khó khăn, thử thách cũng chính là chiến thắng chính mình, luôn vô cùng xứng đáng", Lê Thị Nhi chia sẻ.
 
ĐẠI HỌC DUY TÂN
 
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
 
* Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
 
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
 
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
 
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
 
* Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: … Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới...
 
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem chi tiết tại website http://tuyensinh.duytan.edu.vn
 
(Nguồn:https://tuoitre.vn/sinh-vien-dai-hoc-duy-tan-gianh-huy-chuong-vang-tai-sea-games-32-20230518161349705.htm)
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí Empty Re: Lắm cơ hội và nhiều thách thức khi đến với ngành Văn Báo chí

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết