Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot

3 posters

Go down

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Empty Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot

Bài gửi by chauhuyen 21/07/22, 01:11 pm

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot
Ngày 27/6/2022 vừa qua, Khoa Cơ khí Đại học Duy Tân đã tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Nghiên cứu Trẻ và Khởi nghiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot của Công ty Igus. Tham dự buổi lễ, về phía Khoa Cơ khí có thầy Võ Minh Thông - Trưởng Bộ môn Cơ Điện tử PNU, thầy Nguyễn Phạm Công Đức - Giảng viên phụ trách mảng Khởi nghiệp Khoa Cơ khí, thầy Phạm Ngọc Quang - chuyên viên Trung Tâm CEE. Phía Hội Sinh viên Đại học Duy Tân có sự tham dự của đồng chí Lê Đức Thuận - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Duy Tân. Đại diện phía Công ty TNHH Igus Việt Nam có ông Trần Nhật Tân - Tổng Giám đốc, ông Phan Ngọc Anh - Đại diện Igus tại Đà Nẵng. Ngoài ra buổi lễ còn có sự tham gia của đông đảo các giảng viên, sinh viên Khoa Cơ khí.
 
Mở đầu buổi lễ, đại diện Hội Sinh viên Đại học Duy Tân, đồng chí Lê Đức Thuận đọc quyết định thành lập CLB Nghiên cứu Trẻ và Khởi nghiệp Khoa cơ khí. Đồng chí Phạm Văn Mãi - Bí thư LCĐ Khoa Cơ khí sẽ giữ chức vụ Chủ nhiệm CLB, chịu trách nhiệm quản lý, tìm kiếm thành viên và duy trì hoạt động, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đúng như tên của CLB. Ngoài ra, buổi lễ còn bầu ra các thành viên khác của Ban chủ nhiệm CLB.
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dt8-67
Thầy Võ Minh Thông - Trưởng Bộ môn Cơ điện tử PNU trao hoa cho Ban chủ nhiệm
 
Ngay tại buổi lễ, đại diện phía Công ty TNHH Igus Việt Nam, ông Trần Nhật Tân - Tổng Giám đốc Igus Việt Nam đã gửi lời chúc mừng đến Khoa Cơ khí và Ban chủ nhiệm CLB Nghiên cứu Trẻ và Khởi nghiệp Duy Tân. Cũng tại đây, ông Trần Nhật Tân đã chia sẻ cho các bạn sinh viên, các giảng viên Khoa Cơ khí về Công ty TNHH Igus Việt Nam, về công nghệ Robot của Công ty Igus, cũng như giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên về lĩnh vực cơ khí chế tạo, nghiên cứu chế tạo robot, công nghệ AI, các phần mềm hỗ trợ chế tạo robot cũng như cơ hội việc làm cho ngành Cơ khí Chế tạo trong tương lai.
Đại diện Công ty Igus cũng đã mang đến buổi talkshow sản phẩm mô phỏng hoạt động của Robot, giúp các bạn sinh viên có thể hình dung được rõ ràng nhất cơ chế hoạt động của robot công nghiệp.
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dt7-54
Ông Trần Nhật Tân - Tổng giám đốc Igus Việt Nam chia sẻ tại buổi talkshow
 
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dt6-39
… và giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên
 
Công ty TNHH Igus (igus®) được thành lập vào năm 1964 với trụ sở chính và nhà máy đặt tại Đức và văn phòng hiện diện ở 35 nước trên toàn thế giới, trong đó có Văn phòng igus® Việt Nam. igus® mang đến các giải pháp sáng tạo, tối ưu cho khách hàng nhờ sử dụng công nghệ nhựa độc quyền với những ưu điểm vượt xa những gì mà khách hàng mong đợi, cùng với đó là dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chính xác. Kể từ năm 2013, igus® Việt Nam đã và đang mang đến thị trường những sản phẩm tốt, đáng tin cậy, các dịch vụ bao gồm hệ thống cáp truyền động và xích dẫn cáp và công cụ hỗ trợ khách hàng như không giới hạn giá trị tối thiểu của đơn hàng, tư vấn tận nơi, dịch vụ lắp đặt, mẫu thử và catalogue miễn phí, xuất kho trong vòng 24 giờ*,... Mục tiêu của Igus là tích cực phát triển những sản phẩm kéo dài tuổi thọ của máy móc, cắt giảm chi phí và thời gian bảo trì trong các ứng dụng thiết yếu tại Việt Nam như: ngành thực phẩm, dệt may, đóng gói, công nghiệp nặng, tự động hóa,...
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dt5-4
Mô hình mô phỏng hoạt động của robot do Công ty TNHH Igus giới thiệu
 
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dt4-91
Sinh viên, giảng viên, đại diện doanh nghiệp cùng nhau chụp hình lưu niệm
 
Buổi ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ và Khởi nghiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot của Công ty Igus đã mang đến nguồn động lực to lớn khích lệ tinh thần khởi nghiệp, đồng thời cung cấp những kiến thức quan trọng về công nghệ trong doanh nghiệp đến cho sinh viên.
 
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5309&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Empty Re: Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot

Bài gửi by oanhoanh2211 24/07/22, 10:26 am

[size=32]ĐH Duy Tân được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo 3 ngành Tiến sĩ Vật lý[/size]
Đại học (ĐH) Duy Tân đã chính thức được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo trình độ Tiến sĩ 3 ngành thuộc lĩnh vực Vật lý gồm: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán, Vật lý chất rắn cùng Vật lý nguyên tử và hạt nhân.
Được cấp phép đào tạo cùng một thời điểm, 3 ngành thuộc lĩnh vực Vật lý đã thêm phần khẳng định nội lực vững chắc của ĐH Duy Tân với nền tảng là đội ngũ nghiên cứu và giảng viên chất lượng cùng cơ sở vật chất thực hành và nghiên cứu đảm bảo đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực ngành nghề đặc trưng trong lĩnh vực Vật lý hiện nay.
 
Tham gia chính trong đề án đào tạo bậc Tiến sĩ 3 ngành Vật lý này là các cán bộ nghiên cứu cơ hữu đang làm việc tại 3 Viện nghiên cứu của ĐH Duy Tân, bao gồm: Viện Nghiên cứu Lý thuyết và Ứng dụng (ITAR) đặt tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao (IRD) đặt tại Đà Nẵng, và Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS) đặt tại TP.HCM.
 
Ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân
Ở trình độ cao nhất trong hệ thống đào tạo và bằng cấp, không phải cơ sở giáo dục nào trong cả nước cũng có thể đảm nhận được các ngành Tiến sĩ vật lý. Đặc biệt với ngành Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân, một ngành rất đặc biệt mà hiện mới chỉ có 4 đơn vị được phép đào tạo là: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Viện Hàn Lâm Khoa học Công Nghệ Việt Nam (VAST), và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.
 
Vì vậy, là đơn vị hiếm hoi ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được phép đào tạo ngành Tiến sĩ Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân, ĐH Duy Tân đã phải có nhiều điểm nổi trội và khác biệt, đặc biệt là ở đội ngũ các nhà nghiên cứu.
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dh-duy-tan-1-9684
Các hội thảo toàn quốc và quốc tế về lĩnh vực Vật lý thường xuyên được tổ chức tại Duy Tân
 
Viện ITAR của ĐH Duy Tân ở Hà Nội có GS.TS. Nguyễn Văn Đỗ với hơn 50 bài báo đăng trên tạp chí ISI. Viện IFAS tại TP.HCM có PGS.TS. Trần Hoài Nam với hơn 40 bài báo ISI và tại Viện IRD ở Đà Nẵng có TS. Kazuhito Mizuyama với 25 bài báo ISI,… Các nhà khoa học ở ngành Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân đều đã và đang là chủ nhiệm các đề tài Naposted với số lượng từ 1-4 đề tài cũng như ĐH Duy Tân hiện đang được giao thực hiện 1 đề tài cấp Nhà nước về Vật lý Hạt nhân. Mỗi cá nhân nhà khoa học đều có những câu chuyện nghiên cứu đầy thú vị cùng những dấu ấn riêng trong sự nghiệp như: GS.TS. Nguyễn Văn Đỗ được trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2011 về "Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân và các phản ứng hạt nhân"; PGS.TS. Trần Hoài Nam được Hội Vật lý Lý thuyết Việt Nam trao Giải thưởng Nghiên cứu Trẻ vào năm 2016; PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng đang là thành viên Hội đồng Khoa học ngành Vật lý của Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia (Nafosted) phụ trách đánh giá các hồ sơ đề tài về ngành Vật lý Hạt nhân.
 
Các GS., PGS., và TS. kể trên cũng có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo thành công nhiều nghiên cứu sinh ngành Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân.
 
Các nghiên cứu sinh lựa chọn làm Tiến sĩ ngành Vật lý Nguyên tử & Hạt nhân sẽ có cơ hội tham gia các hướng nghiên cứu cũng như các dự án nghiên cứu đang được các nhà khoa học triển khai tại ĐH Duy Tân và đã có nhiều công bố trên các tạp chí uy tín trong ngành như:
 
- Hướng nghiên cứu về Vật lý Hạt nhân: Physical Review Letters, Physics Letters B, Physical Review C, European Physical Journal A,…
 
- Hướng nghiên cứu về Vật lý Lò phản ứng: Annals of Nuclear Engineering, Nuclear Engineering and Design, Nuclear Technology,…
 
- Hướng nghiên cứu về Ứng dụng Bức xạ Hạt nhân trong nghiên cứu Cấu trúc Vật liệu: Chemosphere, Optics Express, Journal of Alloys and Compounds, Journal of Applied Physics,
 
- …
 
Ngành Vật lý Chất rắn
 
Các nhóm nghiên cứu ở lĩnh vực này của ĐH Duy Tân có rất nhiều các nhà khoa học gạo cội bên cạnh các nhà khoa học trẻ với nhiều tâm huyết. Tại Viện ITAR ở Hà Nội, có 11 nhà khoa học gồm 2 Giáo sư, 4 Phó Giáo sư, 5 Tiến sĩ tạo thành một nhóm nghiên cứu mạnh. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, trong 5 năm gần đây, nhóm đã có gần 200 bài báo công bố trên các tạp chí trong hệ thống ISI, trong đó có nhiều bài đăng trên tạp chí Q1 có chỉ số ảnh hưởng (IF>7). Các nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín như: Sensors and Actuators B: Chemical, Applied Surface Science, Journal of Electronic Materials,… Hầu hết các thành viên của nhóm là chủ nhiệm hoặc là thành viên chủ chốt của nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp, có kinh nghiệm và đã hướng dẫn thành công nhiều luận án Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý Chất rắn và Khoa học Vật liệu. Nhóm nghiên cứu tại Đà Nẵng với 7 thành viên đã có tới trên 30 bài báo đăng trên các tạp chí hàng đầu như: Physical Review X, Physical Review B, Physical Review Materials và đang thực hiện nhiều đề tài Nafosted.
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Dh-duy-tan-2-8376
Các nghiên cứu sinh được trực tiếp triển khai các nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm hiện đại ở ĐH Duy Tân
 
ĐH Duy Tân đã không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống chế tạo mẫu hiện đại chế tạo các mẫu dạng đa tinh thể, mẫu kích thước nano… các thiết bị đo đạc hiện đại như máy phân tích quang phổ huỳnh quang - FL3-22, máy phân tích phổ Raman - Xplora và hệ điều nhiệt độ thấp đi kèm, máy đo thời gian sống DeltaHub, kính hiển vi điện tử quét SEM… để hỗ trợ thực hiện đa dạng các hướng nghiên cứu hiện nay như:
 
- Vật liệu chuyển hóa và tích trữ năng lượng,
 
- Vật liệu quang học,
 
- Vật liệu thấp chiều và vật liệu có cấu trúc lớp,
 
- Vật liệu tiên tiến xử lý môi trường,
 
- Vật liệu hấp thụ điện từ,
 
- Vật liệu điện từ…
 
Ngành Vật lý Lý thuyết & Vật lý Toán
 
Các nhà khoa học trong lĩnh vực này nằm ở cả 2 viện là ITAR và IRD của ĐH Duy Tân với 9 cán bộ, trong 5 năm gần đây đã công bố trên 100 bài báo quốc tế uy tín trong hệ thống Web of Science, trong đó có các tạp chí hàng đầu chuyên ngành hay nằm trong danh mục Nature Index như Physical Review B, Physical Review D, Journal of Physics: Condensed Matter, Physical Review Letters,... Đặc biệt, trong đó có TS. Phan Văn Nhâm đã nhận Giải thưởng Nghiên cứu trẻ của Hội Vật lý Lý thuyết Việt Nam năm 2014 và Hồ Khắc Hiếu là Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi 31 tuổi.
 
Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, ĐH Duy Tân đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống máy tính hiệu năng cao cùng các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực mô phỏng và tính toán như VASP, Gaussian, MATLAB,... để hỗ trợ các nghiên cứu sinh có thể thực hiện đề tài luận án. Các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào:
 
- Nghiên cứu các hệ điện tử tương quan mạnh,
 
- Nghiên cứu các vật liệu hai chiều và dị cấu trúc van der Waals,
 
- Nghiên cứu phổ XAFS theo mô hình Debye tương quan phi điều hòa đối với các tinh thể có cấu trúc khác nhau,
 
- …
 
PGS.TS. Trần Ngọc - một nhà khoa học về Vật lý tại Viện IRD, ĐH Duy Tân cho biết: “Vật lý là một trong những ngành hàn lâmcó từ rất sớm, có đóng góp quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ, mở ra những hướng nghiên cứu mới trong các lĩnh vực Tự nhiên và Kỹ thuật. Trong thời kỳ Công nghiệp 4.0, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng thích ứng cao là một trong những khâu quan trọng để đẩy mạnh phát triển Khoa học Công nghệ lên tầm cao mới. Ngay tại ĐH Duy Tân đang có một môi trường nghiên cứu khoa học và đào tạo nghiên cứu sinh khá chuyên nghiệp, đặc biệt đối với các ngành Khoa học Tự nhiên. Chính là sự năng động trong hợp tác quốc tế, sự kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của thế hệ các GS., PGS.giàu kinh nghiệm và các TS. trẻ năng động và đầy sáng tạo, đang mở ra nhiều hiệu quả mới cho công tác nghiên cứu và đào tạo trình độ Tiến sĩ ngay tại ĐH Duy Tân”.
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-duoc-bo-gd-dt-cho-phep-dao-tao-3-nganh-tien-si-vat-ly-post1474617.html
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1202


Về Đầu Trang Go down

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Empty Re: Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot

Bài gửi by tuanh 24/07/22, 11:17 am

[size=32]Giảng viên hướng dẫn nhiệt huyết và giải Á quân 1 GO GREEN 2022 cho sinh viên ĐH Duy Tân[/size]
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Phạm Công Đức, E.E.E.E Team - nhóm sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân - đã xuất sắc được trao giải Á quân 1 tại cuộc thi Schneider Go Green 2022.
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot 2-1656384445950328786396
Đại diện nhóm nhận giải thưởng (ảnh trên) và 4 thành viên E.E.E.E Team (ảnh dưới)
 
Đây là cuộc thi dành cho sinh viên toàn cầu, được tổ chức bởi Schneider Electric - tập đoàn tiên phong trên thế giới về Quản lý Năng lượng và Tự động hóa. Kết thúc vòng Chung kết Quốc gia năm nay, Ban tổ chức đã trao các giải: Quán quân Việt Nam: ĐH VinUni, Á quân 1 Việt Nam: ĐH Duy Tân, Á quân 2 Việt Nam: ĐH Bách khoa Hà Nội.
 
Dự án tiềm năng
 
Hiện nay, hầu hết các Trạm Quan trắc đại dương đều sử dụng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên nguồn năng lượng này sẽ không đủ sử dụng ở những thời điểm như ban đêm hay khi trời mưa kéo dài. Trong khi đó, Công nghệ Truyền dữ liệu 3G và GPRS mà các trạm quan trắc đang sử dụng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
 
Việc quan trắc đại dương cần được thực hiện thường xuyên bởi những thảm họa môi trường từ biển luôn có thể diễn ra bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và ngư dân miền biển. Trước thực trạng đó, E.E.E.E Team của ĐH Duy Tân đã nghiên cứu và hoàn thiện ý tưởng dự án "Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió".
 
E.E.E.E Team gồm các thành viên: Phan Văn Truyền: K-25 ngành Điện-Điện tử chuẩn PNU, Bùi Thị Linh: K-25 ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn chương trình ADP, Nguyễn Trung Kiên: K-25 ngành Điện-Điện tử chuẩn PNU, Cao Văn Trung: K-27 ngành Cơ Điện tử chuẩn PNU.
 
Bạn Văn Truyền cho biết: "Tên của nhóm được viết tắt của 4 từ: Environment - Energy - Electrical - Electronic, thể hiện các yếu tố môi trường, năng lượng, điện, điện tử trong cùng một sản phẩm. Mục tiêu ban đầu của tất cả thành viên là thử sức bản thân, học hỏi, phát triển thêm kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,…
 
Khi được chọn đi sâu hơn vào các vòng thi trong, chúng em thực sự rất vui mừng. Đến với Vòng Chung kết, em cảm thấy khá lo lắng, hồi hộp, và rồi cảm xúc như vỡ òa khi được xướng tên ở giải Á quân 1 Việt Nam. Đây quả thực là trải nghiệm vô cùng đáng nhớ đối với em cũng như các bạn trong nhóm".
 
Nhóm đã đưa ra một giải pháp nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sạch để tạo ra điện. Đó là tận dụng chuyển động của sóng biển và gió để làm quay các tuabin kết hợp với các tấm pin mặt trời. Nguồn điện này sẽ sản xuất liên tục, không bị gián đoạn bất kể ngày đêm hay mưa nắng. Ngoài ra, trạm quan trắc sẽ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu LoRa, công nghệ này có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn nhiều so với 3G và GPRS.
 
"Nhóm đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí từ ĐH Duy Tân khi mua các thiết bị vật tư để tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án tại các phòng Open Lab của Khoa Điện - Điện tử. Đặc biệt, chúng em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Phạm Công Đức, là người hướng dẫn tận tình, đã luôn giúp nhóm vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện để hoàn thành tiến độ nhanh nhất", bạn Bùi Thị Linh chia sẻ.
 
Giảng viên trẻ với đầy bầu nhiệt huyết
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot 1-16563845045822114728758
ThS Nguyễn Phạm Công Đức
 
ThS Nguyễn Phạm Công Đức, người hướng dẫn trực tiếp cho dự án, hiện là giảng viên kiêm nhiệm Khoa Điện - Điện tử, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghiên cứu Trẻ & Khởi nghiệp của khoa. Qua 7 năm công tác tại ĐH Duy Tân, ThS Công Đức đã hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên nghiên cứu khoa học và tham gia các cuộc thi, đoạt được các giải thưởng lớn.
 
Nói về sinh viên ĐH Duy Tân và cuộc thi Go Green năm nay, ThS Nguyễn Phạm Công Đức cho hay: "Hầu hết sinh viên tôi hướng dẫn đều học ở ngành Cơ điện tử PNU và Điện - Điện tử PNU. Sinh viên được tiếp cận theo chương trình quốc tế của ĐH Purdue nên khi bắt tay làm dự án với các bạn sinh viên khối kinh tế (ADP) của Viện Đào tạo Quốc tế (IS) thì rất thuận lợi.
 
Nhờ được tiếp cận với mô hình CDIO và PBL trong các môn học đồ án nên các bạn sinh viên rất chủ động khi làm việc nhóm, giúp dự án luôn đạt được kết quả hơn mong đợi".
 
Thành quả Sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội
 
So với các sản phẩm khác tương tự, phiên bản "Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió" có nhiều tính năng tốt hơn trong việc: Tiết kiệm năng lượng, Tiết kiệm chi phí cho nhà điều hành mạng…
Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot 3-16563845350921373997815
Mô tả thiết kế “Trạm quan trắc môi trường biển sử dụng năng lượng sóng, mặt trời và gió”
 
Những yếu tố vượt trội mang giá trị thực tiễn cao giúp sản phẩm của sinh viên Duy Tân gây ấn tượng mạnh với Ban Giám khảo của Tập đoàn Schneider Electric. Trạm quan trắc môi trường biển dự trù sẽ cung cấp dữ liệu tức thời nếu môi trường biển bị ô nhiễm, giúp chính quyền theo dõi tình trạng, chất lượng nước của môi trường biển, và đưa ra giải pháp kịp thời. Ngư dân có thể yên tâm làm việc và người tiêu dùng cũng an tâm khi biết thực phẩm mình sử dụng là sạch sẽ và an toàn.
 
ĐẠI HỌC DUY TÂN
 
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới &Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
 
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.
 
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
 
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
 
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
 
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
 
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1.482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
 
* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
 
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
 
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1255 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2022.
 
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
 
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính&Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
 
* Lĩnh vực Y, Dược, Lâm Sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
 
* Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022
 
* Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.
T.TH
 
Nguồn: https://tuoitre.vn/giang-vien-huong-dan-nhiet-huyet-va-giai-a-quan-1-go-green-2022-cho-sinh-vien-dh-duy-tan-20220628095328876.htm
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot Empty Re: Ra mắt CLB Nghiên cứu Trẻ & Khởi khiệp Khoa Cơ khí và Roadshow Công nghệ Robot

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết