Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phát triển giáo dục đại học chất lượng là mục tiêu đúng đắn

Go down

Phát triển giáo dục đại học chất lượng là mục tiêu đúng đắn Empty Phát triển giáo dục đại học chất lượng là mục tiêu đúng đắn

Bài gửi by Admin 28/03/10, 02:29 pm

Tham gia hội thảo “Kết nối Việt Nam” tại Đại học Monash
(Australia) mới đây, Giáo sư Simon Marginson thuộc Đại học Melbourne đã
có tham luận về vấn đề xây dựng đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa.
Phát triển giáo dục đại học chất lượng là mục tiêu đúng đắn 1268187467.img
ảnh minh họa Theo
giáo sư Simon Marginson, mặc dù nổi lên như một con hổ mới của châu Á
và luôn được các nhà quan sát quốc tế đánh giá cao về sức mạnh dân tộc
cùng với tiềm năng con người, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại mà Việt Nam
hoàn toàn có thể vượt qua được nếu tạo được những thay đổi trong giáo
dục bậc đại học. Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định phê
duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn
2006-2020, với mục tiêu năm 2020 sẽ có một trường đại học Việt Nam được
xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới.
Giáo
sư Marginson nhận định, về cơ bản đây là một mục tiêu đúng đắn. Tuy
nhiên, ông cho rằng trước khi trả lời cho câu hỏi làm thế nào để xây
dựng được một trường hay một nhóm đại học nằm trong danh sách 200
trường đại học hàng đầu thế giới, cần phải xác định sẽ sử dụng hệ thống đánh giá nào và
những tiêu chí nào để đạt được thứ hạng này. Từ đó, xem xét tính thực tế của mục tiêu này.
Theo
Giáo sư Marginson, để tạo tiền đề cho kế hoạch xây dựng đại học có chất
lượng nghiên cứu quốc tế, trước tiên Việt Nam phải lôi kéo được hầu hết
những nghiên cứu sinh, tiến sĩ từ Mỹ và châu Âu trở về. Điều này có
nghĩa là các trường sẽ phải đảm bảo chế độ lương gần với mức của Mỹ để
giữ chân họ hay tạo được những điều kiện làm việc cho các giáo sư nước
ngoài giống như Singapore đã làm. Tuy nhiên, Singapore cũng gặp nhiều
khó khăn để giữ chân họ trong thời gian dài. Để tạo được một nền
tảng vững chắc cho đại học chất lượng cao, cần cải cách từ cốt lõi hệ
thống tổ chức của đại học cũng như trong văn hóa giảng dạy nhưng vẫn
phải gìn giữ những giá trị truyền thống của quốc gia. Một trong những
thế mạnh của nền giáo dục Việt Nam là mặc dù thiếu sự đầu tư về tài
chính, nhưng chất lượng các nghiên cứu sinh luôn rất đáng ngưỡng mộ.
Giáo sư Marginson cho biết các nghiên cứu sinh người Việt tại trường
ông thường là những người giỏi nhất và đội ngũ này rất đồng đều. Các
sinh viên Trung Quốc cũng giỏi, nhưng không có sự đồng đều như Việt
Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo
từ lâu đời. Giáo viên tại Việt Nam được kính trọng hơn nhiều so với ở
Australia và vì vậy nghề này thu hút được sự tham gia của tầng lớp trí
thức xét trên mọi mặt. Thu nhập rất quan trọng vì ở đâu thì người ta
vẫn có nỗi lo "cơm áo gạo tiền". Tuy nhiên, địa vị nghề nghiệp trong xã
hội cũng quan trọng đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với nghề
nhà giáo. Đây là một tài sản vô giá. Không nên xóa bỏ những giá trị như
vậy để theo đuổi một hệ thống giá trị hiện đại theo mô hình quốc tế hay
như của nước Mỹ. Cần dùng những giá trị này để phát triển giáo dục và
hiện đại hóa những giá trị và quan niệm này để làm nền tảng xây dựng và
phát triển hệ thống giáo dục.
Đầu tư cho những
trường đại học tập trung vào nghiên cứu khoa học tại Việt Nam không thể
tách biệt với những cấp bậc khác trong giáo dục đào tạo. Cần phát triển
từ cấp tiểu học trở lên bởi một điều đơn giản là cần đầu vào cho những
trường đại học chất lượng cao và cũng cần đảm bảo số lượng này trong
thời gian dài. Cũng không nên tách rời khoa học nghiên cứu với dạy nghề
vì đây là nguồn nhân lực cho thị trường kinh tế.
Để
đạt được một chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu tại bậc đại
học toàn diện, điều quan trọng là phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm
đi đôi với việc tạo ra một khung chính sách để các trường đại học có
thể thực hiện những nhiệm vụ của nó một cách tự chủ nhất. Để đạt được
điều này, cần có một bộ máy chính phủ hiện đại và liên kết chặt chẽ với
nhau. Tại Việt Nam hiện nay có nhiều mâu thuẫn trong các mô hình phát
triển chính sách, giảm hiệu quả và mất đi tính tập trung, đồng nhất.
Theo
Giáo sư Marginson, việc trở thành một quốc gia có nền đại học hàng đầu
thế giới cũng khó khăn không kém việc trở thành một quốc gia có nền
kinh tế phát triển hay có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Điều quan
trọng ở đây là nguồn vốn dành cho giáo dục bậc đại học và hoạt động
nghiên cứu phụ thuộc phần nào vào phát triển kinh tế. Với những chính
sách sáng suốt và đưa giáo dục lên mục tiêu hàng đầu thì những nước
đang phát triển có thể đầu tư nhiều vào giáo dục và hoạt động nghiên
cứu ở mức lớn hơn so với mức phát triển kinh tế quốc gia. Trung Quốc là
một ví dụ điển hình. Không nhất thiết phải đợi đến khi thu nhập bình
quân đầu người đạt đến mức 30.000 USD thì mới có thể tạo nên thay đổi
trong giáo dục. Từ năm 2000, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển của Trung Quốc tăng hơn 50% so với tốc độ phát triển của toàn bộ
nền kinh tế. Đây là một kinh nghiệm quý.
xaluan
Admin
Admin
Founder
Founder

Tham gia : 17/08/2009
Bài viết : 763


https://haihaua.forummotion.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết