Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Săn Sim điện thoại – Trào lưu hay trò “đốt tiền”?

Go down

Săn Sim điện thoại – Trào lưu hay trò “đốt tiền”? Empty Săn Sim điện thoại – Trào lưu hay trò “đốt tiền”?

Bài gửi by Khách vi 22/06/11, 11:54 am

ở hữu một số điện thoại đẹp, ai mà chẳng thích. Thế nhưng phung phí hàng chục triệu đồng cho một Sim điện thoại để thể hiện mình, rồi thay đổi liên tục thì thật là một sở thích phá tiền xấu xí.

Những cuộc chạy đua tìm sim số đẹp

Cuộc sống ngày càng nâng cao, ai ai cũng sắm cho mình một “chú dế” để tiện liên lạc. Có người lại sắm “dế” như để khẳng định mình. Nhưng khi ai cũng có thể sắm “dế”, người ta lại nghĩ đến những nhu cầu cao hơn. Một trong đó là chuyện sắm những số điện thoại thật đẹp, thật đẳng cấp.

Nhất là những teen thuộc tầng lớp “quý-sờ-tộc” thì càng muốn có một số đẹp. Phần nhiều để chứng tỏ bản thân, còn lại thì vì… số đẹp ai chẳng thích. Nhiều bạn còn nghĩ rằng: “Thậm chí chỉ nhìn số sim điện thoại cũng biết chủ sở hữu chúng là những nhân vật tầm cỡ”.

X, 18 tuổi, du học sinh Mỹ là một trong những người rất thích thú với trào lưu sim số đẹp này. Trước khi về Việt Nam, cậu bạn lên mạng săn sim cả tháng trời. Về đến Việt Nam là có người sẵn sàng chạy qua dù cậu bạn ở bất kì đâu chỉ để giao Sim và nhận tiền. Hồ hởi vậy bởi những Sim đã từng qua tay cậu bạn chẳng hề rẻ. Nó luôn là những số điện thoại được đem ra đấu giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Nhiều người cảm thấy buồn cười vì tại sao phải bỏ một số tiền quá lớn chỉ để mua một số điện thoại rồi không dùng nữa. Nhưng theo cái lí lẽ của X thì: “Mỗi người một sở thích. Người có tiền thích đi du lịch, nghỉ mát, người lại thích chơi casino và đắm chìm trong bia rượu. Còn mình không so sánh với họ, nhưng mình thích những con số đẹp. Mỗi khi có số điện thoại đẹp mà không mua được, mình cảm thấy khó chịu”.

Nhiều bạn còn có sở thích lạ chẳng thua kém gì người lớn, đó là nhảy vào những cuộc đấu giá Sim trên mạng. Người tổ chức đấu giá thì có nhiều mục đích, đa số bán nhằm thực hiện những chương trình từ thiện. Nhưng người mua đôi khi chẳng nhắm đến mục đích từ thiện mà chỉ để chứng tỏ khả năng và sự giàu có của mình.

Nhiều ý kiến còn cho rằng, nguyên nhân các teenboy thích săn số điện thoại đẹp đến vậy cũng vì: “Số điện thoại đẹp đi làm quen người khác cũng dễ hơn”. Nhất là đối với những cô nàng “chảnh chẹ”, thì nếu nhắn từ một số điện thoại quá tầm thường thì khả năng không trả lời đến 90%.

Không chỉ có thế, các teenboy quý-sờ -tộc, nhiều chàng rất thích nghe những lời có cánh khi bạn bè biết mình là chủ nhân của số điện thoại trị giá đến vài ngàn đô. Những lời “khen ngợi” kiểu: “Chỉ cần nhìn cái số điện thoại nó dùng, cũng đã đủ biết nhà nó thừa tiền đến thế nào rồi”. Nghe thì nhiều người hiểu là nói xéo, ấy vậy mà các teen vẫn sướng run lên.

Nhiều teen du học mặc dù về chỉ vài tháng trong năm nhưng khi về, hiếm công tử hay tiểu thư nào muốn phải dùng loại sim điện thoại 11 số. Nguyên nhân là nó khá giống loại sim dùng 1 lần rồi vứt. Như vậy thì “tầm thường quá”(?)

Mua số đẹp tốn nhiều tiền, ấy vậy mà có những bạn chẳng ngại thay số điện thoại xoành xoạch. Không nhất thiết là lần nào teen của mua một số đến vài triệu. Nhưng những số điện thoại khoảng 500k trở lên thì nhiều teenboy lại rất thích mua. Thiết nghĩ, một cái sim điện thoại bằng cả tháng làm thêm của sinh viên thì thật là phung phí.

Săn Sim điện thoại - Trào lưu hay trò đốt tiền?
Mua xong rồi bán rẻ, bán tháo

Để chạy theo và sở hữu những sim số đẹp , các công tử nhà mình bỏ ra không ít tiền. Nhưng đôi khi không phải là do dư giả, mà đơn giản chỉ là muốn thể hiện mình. Có cậu công tử Hà Thành từng mua một Sim điện thoại đến cả ngàn đô, nhưng chỉ một tháng sau cậu lập tức bán và mua cái khác.

Không phải vì cậu chán mà vì thích nghe những lời kiểu: “Cái Sim mấy chục triệu mà nó bỏ như không. Không biết cái Sim nó đang dùng đến bao nhiêu tiền nữa. Thật là đại gia không đợi tuổi”.

Thế nhưng sau những lời khen ngợi đó, nhiều cậu công tử ảo đã phải lấy tiền học, tiền tiêu vặt, nhịn mồm nhịn miệng để có tiền “đua”. Thậm chí có cậu còn dùng cả thẻ tín dụng của ba mẹ để trả mà không có được sự cho phép của gia đình. Đến khi bố mẹ biết thì chỉ còn biết cúi đầu giải thích. Lúc ấy, thậm chí tiền ăn cũng không có, chứ chẳng nói tiền đua sim.

Cứ nghĩ rằng mua số đẹp, chơi xong bán đi ít nhất cũng được nửa tiền nhưng không phải thế. Một sim điện thoại có thể mua vài chục triệu, hay cả trăm triệu trong một cuộc đấu giá, nhưng khi bán lại thì vài triệu cũng hiếm có người mua.

Không phải cứ đại gia là số điện thoại phải đẹp!

Nhiều teen không chỉ dừng lại ở chuyện tìm số đẹp, số dễ nhớ, mà còn phải là những con sốc độc, phát tài phát lộc. Nghe giống như người lớn tìm những con số đẹp để mong muốn công việc làm ăn thuận lợi. Nhiều người tin tưởng rằng một số điện thoại đẹp sẽ đem lại thuận lợi cho công việc làm ăn. Còn teen thì mua sim đẹp, đổ tiền với những con số nhằm mục đích gì thì chưa ai kiểm chứng được?

Trên thực tế, rất nhiều bạn cũng không thích kiểu chơi ngông này. Thanh Hiền (Tân Bình) cho biết: “Trào lưu đua tìm số sim đẹp cũng chỉ là phong trào theo đại gia thôi. Thời nay những tay sành sỏi nhất chỉ chơi kiểu riêng… kiểu độc của mình. Riêng tớ, tớ đặc biệt không thích những kiểu ném tiền qua cửa số như vậy. Nó không chứng minh được điều gì, chỉ cho thấy những bạn đó dùng tiền cha mẹ không biết suy nghĩ”.

Sở hữu số máy điện thoại đẹp đang là trào lưu của những người trẻ tuổi và những người có tiền hiện nay. Nhưng người lớn, và người thực sự có điều kiện đôi khi lại không quá quan trọng chuyện số điện thoại đẹp. Họ quan trọng chuyện chúng đã dùng lâu, công dụng thế nào và có nhiều người biết đến.
Anonymous
Khách vi
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết