Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu

Go down

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu Empty Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu

Bài gửi by net 14/06/13, 09:31 am

Đã thành truyền thồng, hàng năm cứ mỗi dịp vào ngày Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là: Tết mồng năm, Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ), chợ Đông Biên lại họp sớm hơn mọi phiên với những mặt hàng chủ yếu các cây lá thuốc dược liệu và không thể thiếu món ăn đã được nhiều người coi là đặc sản Rượu cái.

Năm nay đã hơn 80 tuổi, cụ Long, xóm 4, xã Hải Bắc đã có mặt ở chợ từ lúc 4 rưỡi sáng với những mặt hàng chủ yếu là các loại lá dược liệu được bà trồng ở vườn nhà và kiếm trong vùng: lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá bưởi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, lạc tiên, nhọ nồi, mía bách giải, kim ngân, ké đầu ngựa, hương nhu, lá tám thơm... Cây và lá đủ loại được bày bán trải dài dọc lối đi, mùi nồng thơm thoang thoảng. Cảnh người bán, người mua tấp lập. Trong ngày này, ai đi chợ cũng muốn mua được nhiều loại lá dược liệu và tuỳ từng bệnh mà mỗi người đều tìm được cho mình những loại dược liệu mang về làm vị thuốc trong gia đình.

Vào trong đình chợ, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Oanh, đã mấy chục năm nay, cứ đến Tết mồng năm, bà chỉ bán một mặt hàng. Đó là rượu cái. Bà bảo đây là món ăn được truyền từ thời các cụ truyền lại. Để có món rượu cái ngon, quả cũng công phu. Trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu: Hạt nếp cái hoa vàng ở chân vàn đất thịt Hải Hậu tắm hạt phù sa đỏ nắng sông Ninh. Hạt nếp săn phải ủ cho bạc đều, chờ cho thóc ngủ sâu giấc ba tuần trăng mới được đem dùng. Mang thóc đi  kẻ thành gạo lứt (tức chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo). Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Gạo được mang về, nhặt cho sạch những hạt thóc còn sót lại, rồi ngâm với nước khoảng 15-20 phút cho mềm và cho vào xôi. Khi xôi thì phải xôi hai lượt, lượt đầu khi thấy gạo đã chín thì bắt ra, tưới nước lạnh và lại cho vào xôi lần hai, khi nào thấy khói bốc lên đều xung quanh, là được. Làm như vậy khi hạt cơm chín thường không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp khi ăn sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt. Rỡ xôi ra, để ngội. Sau đó ủ men một ngày một đêm là ăn được. Men làm rượu cái không phải là men nấu rượu thông thường mà là loại chuyên dùng của rượu cái. Có như vậy, rượu cái khi ăn mới đủ độ béo, độ thơm dẻo, vị ngọt, cay rất dễ chịu. Và cũng vì đã quen hàng nên năm nào khách cũng đến hỏi mua món đặc sản này. Vì vào ngày này, rượu nếp cái đã trở thành món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình.

Cứ thế, phiên chợ Đông Biên ngày mồng năm tấp lập đến quá trưa.

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu 1jxe

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu 2239_IMG_9328

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu Zozk

Tết sâu bọ 5/5 ở Đông Biên - Hải Hậu 2241_IMG_9348
Theo các tài liệu ghi lại Tết Đoan Ngọ có xuất xứ và được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc. Tuy được du nhập từ Trung Quốc nhưng Tết Đoan Ngọ đã được người Việt Nam đồng hoá và biến nó trở thành một trong lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Theo truyền thống, cứ đến ngày mồng năm tháng năm âm lịch hàng năm thì các gia đình lại chuẩn bị một nồi nước lá hoà lẫn nước sạch để tắm giải trừ mọi rôm sẩy. Rượu nếp được làm hoặc được mua, hoa quả: vải, mận, dưa hấu…. mỗi loại thưởng thức một chút. Bởi người ta quan niệm rằng, làm như vậy sẽ giết sạch rôm sẩy trong người, phòng trừ các dịch bệnh trong mùa hè. Theo thời gian thì phong tục ấy vẫn được nhiều thế hệ gia đình giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay.

HaiHau.vn
net
net
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết