Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những nghề truyền thống ở Hải Hậu

2 posters

Go down

truyen - Những nghề truyền thống ở Hải Hậu Empty Những nghề truyền thống ở Hải Hậu

Bài gửi by net 12/12/11, 08:36 am

Từ vùng quê cũ Tương Đông chặt hẹp, các cụ Tổ khai sáng Hải Hậu đã là những gia đình sản xuất nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp. Bởi vậy các cụ đã có hoài bão mở mang vùng đất mới và sẽ là vùng đất giầu sang trù phú kết hợp nông-công nghiệp. Vùng đất hạ lưu sông Ninh đã được các nhà trí thức nho học Tương Đông thổi hồn sinh khí mới. Tình đất, tình người đã gặp nhau tạo ra vận hội mới đưa hoài bão của các cụ Tổ khai sáng thành hiện thực. Hoài bão của các cụ là vươn tới mười tám sải nước biển Đông. Công cuộc này thật là vĩ đại phải là thời gian dài tiêu tốn nhiều tiền của và công sức, phải được thực hiện trong nhiều thế hệ.

Do đó, phương châm mở đất của các cụ là lấy ngắn nuôi dài, vừa mở đất vừa sản xuất. Sản xuất để mở đất. Mở đất lại để sản xuất.

Lấy trồng trọt và chăn nuôi làm cuộc sống mưu sinh. Trên cơ sở trồng trọt - chăn nuôi để phát triển thủ công nghiệp tạo vốn cho sự nghiệp lâu dài là mở đất không ngừng vươn tới biển khơi cho đất đai thêm rộng lớn, cho sản xuất được mở mang.

Với tầm nhìn chiến lược này, ngay từ ngày đầu mở đất vùng đất mặn được nấu muối, vùng đất lợ được trồng cói, vùng gò đống được trồng dâu nuôi tằm. Cói sản xuất ra được dệt thành chiếu, đan bao manh. Tằm được kéo thành sợi tơ, sợi nái dệt thành những tấm lụa, tấm nái tạo nên cuộc sống phong phú, giầu sang.

1. Nghề dệt.

Vùng gò đống, bãi ven đê sông, đê biển được trải xanh ngát màu xanh của dâu, của đay. Nghề trồng dâu phát triển đến đâu, nghề nuôi tằm được phát triển đến đấy. Sản phẩm của tằm được chế biến thành sợi tơ, sợi nái vàng óng khắp xóm làng. Quần Anh trở thành vùng đất trù phú. Việc đồng áng chủ yếu do đàn ông làm. Phụ nữ chủ yếu chăn nuôi, kéo tơ, kéo kén, dệt lụa, dệt chiếu, đan bao manh… Phụ nữ chỉ khi thu hoạch lúa mới làm các khâu dần sàng, làm sạch lúa đổ vào kho. Với đôi tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ, người phụ nữ đất Quần Anh xưa đã biến những ổ kén thành những sợi tơ nhỏ, đều và dệt nên những tấm lụa đẹp để làm duyên dáng, làm đẹp cho đời. Tơ lụa Quần Anh đã nức tiếng đến kinh thành làm đẹp lòng ông hoàng, bà chúa, làm duyên dáng những cặp uyên ương, làm nõn nà thiếu nữ nơi đô thị.

Tơ lụa Quần Anh đã đi vào câu ca dao:

“Khách về khách vẫn hỏi thăm

Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương”


Câu ca dao có từ bao giờ không ai biết mà chỉ thấy đời nối đời mấy trăm năm nay vẫn truyền tụng sâu rộng trong dân gian, trong chuyện kể và trong các tác phẩm cổ.

Đánh giá nghề dệt tơ lụa Quần Anh, tác phẩm Địa chí Nam Định trang 512 - 513 viết: “Vùng Quần Anh (Hải Hậu) xưa có nghề dệt lụa nổi tiếng. Sau công cuộc khai hoang lập làng nửa sau thế kỷ XV, trong vùng đã có những khu chuyên canh trồng dâu như Cồn Dâu (nay là khu Khán sản xã Hải Bắc), trại Dâu (nay là khu Hai Giáp xã Hải Anh). Nơi đây dâu (lá, quả) là một mặt hàng được bày bán ở nhiều chợ, có chợ chuyên bán dâu (như chợ Trung Cường hình thành từ rất sớm; đầu thế kỷ XX có thêm chợ Dâu). Lụa Quần Anh đẹp nổi tiếng, đã trở thành quen thuộc với cư dân vùng duyên hải, và nói chung cả tỉnh Nam Định. Trong sách Quần Phương nông tuế khảo, soạn vào đầu thế kỷ XX, Trần Duy Vôn cho biết “phụ nữ Quần Phương không quen nghề làm ruộng như cày bừa gặt hái khó nhọc, chỉ biết tới mùa thì vò đạp, rê sàng thôi nên nhiều người làm nghề dệt lụa. Thường bán lụa hoặc nái ở chợ Lương (chợ lớn trong vùng), vải thô thì bán ở chợ xã Trung. Riêng thôn tả, hữu thì giỏi nghề ươm kén rút tơ”. Người dân nơi đây rất có kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và đây là một kỹ thuật đã được tổng kết”.

Đất Quần Anh xưa còn trồng hàng trăm ha bông. Dưới đôi tay khéo léo của người phụ nữ Quần Anh những hoa bông được kéo thành sợi vải mịn màng và được dệt ra những tấm vải đẹp đáp ứng yêu cầu tiêu dùng địa phương và là hàng hóa bán trên các chợ được khách hàng phương xa ưa chuộng.

Những sợi cói, sợi đay được dệt thành các loại chiếu rộng hẹp nhiều kiểu dáng được khách hàng thị thành ưa chuộng tiêu thụ khối lượng lớn trên các chợ. Sản phẩm tận dụng còn lại của cói được đan thành bao manh, đan thành làn cói, bị cói, ró… rất tiện lợi cho các bà, các chị đi chợ. Những cái ró là vật chứa thóc, gạo, ngô, khoai giá trị như những bao tải ngày nay. Những làn cói được nhuộm màu sắc thanh nhã dùng đi chợ, đi du lịch thanh cảnh, tao nhã, duyên dáng. Nghề trồng cói, chế biến cói phát triển mạnh vùng ven biển, ven sông như vùng Vân-Nam-Phúc-Lộc và Hải An, Hải Châu…

2. Nghề rèn.

Nghề rèn được đưa vào rất sớm ngay từ ngày mở đất. Công cuộc khẩn hoang đòi hỏi rất nhiều công cụ. Tại đây lại có nguồn củi sú vẹt nên được tôi thành than hoa phục vụ cho nghề rèn hết sức hiệu nghiệm. Dao, cuốc, thuổng, móng… được rèn bằng than hoa tạo ra sản phẩm vừa sắc, vừa cứng lại vừa dẻo. Có công cụ tốt, có tính cần cù, sáng tạo nên sự nghiệp khẩn hoang ngay từ đầu đã thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt người thợ rèn, thợ mộc Quần Anh đã sáng tạo ra cái móng-một công cụ đào đất đặc thù của Hải Hậu phù hợp với chất đất vùng này, nó có sức đào sắc bén lại rất bong đất, không bị gẫy, dễ đắp và an toàn cho người bắt và chuyển đất. Hòn đất vừa đạt độ sâu, độ vuông khối, không bị nứt vỡ rất phù hợp với công cuộc đắp đê, đào mương. Khi làm chức năng xới, đảo thì cái móng đào được sâu, độ mỏng theo yêu cầu người thợ và hòn đất được xếp luống gọn đẹp đáp ứng yêu cầu canh tác.

3. Nghề mộc.

Nghề mộc cũng được phát triển ngay từ thời mở đất. Người thợ mộc Quần Anh đã hết sức sáng tạo đóng ra những khung dệt lụa, dệt vải, những xa quay tơ, bàn ươm tơ đáp ứng thao tác cho người thợ ươm tơ kéo ra sợi tơ nhỏ, đều, cho người thợ dệt dệt ra tấm lụa đẹp, tấm vải đẹp.

Cùng với những sáng tạo ra công cụ sản xuất cho ngành dệt, những người thợ mộc còn sáng tạo ra những công trình kiến trúc đẹp, bề thế như quần thể kiến trúc chùa Lương. Ngôi chùa trăm gian cổ kính kết cấu cột kèo bẩy kẻ, trạm trổ tinh vi, đường nét uyển chuyển, điêu luyện. Xây dựng nên cầu Ngói-chiếc cầu gỗ cong cong có mái ngói bắc qua sông tạo nên thế uy nghiêm hùng vĩ. Xây dựng nên chùa-đình Hà Lạn. Ngôi chùa gỗ kèo cột trạm trổ tinh xảo, ngôi đình cổ kết cấu gỗ kẻ, bẩy, trạm trổ tinh xảo. Xây dựng nên ngôi đền bóng Ninh Cường. Ngôi đền được xây dựng ngay sau ngày mở đất, dựng làng. Ngôi đền gỗ kèo cột được trạm trổ, kẻ tinh vi, điêu luyện còn đang tồn tại đến ngày nay.

Cùng với công trình kiến trúc, người thợ mộc Quần Anh còn trạm, khắc, khảm trai, khảm ốc nên những đại tự, câu đối tại các chùa, đền, từ đường thanh nhã, đường nét sắc xảo, tinh túy, bay bổng còn trường tồn cho đến ngày nay.

Những tủ kinh, tủ chè, sập gụ, sa lông Tàu, tràng kỷ… trạm khảm tinh tế do bàn tay khéo léo của người thợ mộc Quần Anh thổi hồn vào cho gỗ để nó trường tồn cùng lịch sử để ngày nay nó còn lại là đồ cổ vô giá.

4. Nghề nề.

Nghề nề cũng là nghề phát đạt. Những thợ nề Quần Anh cũng là những nghệ nhân tài hoa. Kỹ nghệ xây vữa pha mật đường dưới bàn tay tài hoa của họ đã cấu tạo nên chùa Lương (Hải Anh), Đền Bóng (Ninh Cường). Xây không vào vôi áo vậy mà công trình vẫn đứng vững, trường tồn rêu phong hàng năm trăm năm chịu hàng trăm trận bão lớn. Những chiếc cầu cuốn bằng gạch trải qua mấy trăm năm gạch chỉ có mòn đi chứ không hề nứt, vỡ. Có chiếc cống gạch cuốn bằng mật trên sông Múc, khẩu độ nhỏ không đáp ứng yêu cầu tưới tiêu ngày nay nên phải phá đi làm lại bằng bê tông cốt thép. Chiếc cống cuốn bằng gạch do bàn tay người thợ nề xưa để lại. Ngày nay bao thanh niên trai tráng khỏe mạnh của vùng biển dùng những chiếc xà beng tốt dốc sức phá mà không xà beng nào phá nổi. Cuối cùng phải dùng công binh phá bằng thuốc nổ mới được.

Đặc biệt kỹ nghệ lợp chùa, đền, đình mái cong, ngói mũi đường nét uốn lượn hết sức mềm mại, uyển chuyển, những đao guột hết sức bay bổng, nhẹ nhàng, tao nhã tạo nên những mái chùa, đền, đình cổ mang đầy phong cách Việt Nam. Những con rồng, con phượng, con nghê được người thợ nề thổi hồn vào mang đầy những đặc trưng thời hậu Lê. Tất cả, tất cả cùng trường tồn trong công trình kiến trúc cổ để ngày nay nó là những di tích lịch sử văn hóa. Những công trình cổ, những di sản Văn hóa tuyệt tác của tổ tiên dành cho hậu thế.

5. Nghề đan lát.

Nghề đan rổ, rá, thúng mủng, dần, sàng được đưa vào sản xuất khá sớm để phục vụ cho cuộc sống và nhất là công cuộc khai hoang, mở đất cần rất nhiều thúng, rổ, ky, sọt để thực hiện thi công trên công trường.

Nghề đan thuyền nan được đưa vào ngay từ thời mở đất để phục vụ cho ngư dân khai thác cá ven sông lạch, bãi biển. Thuyền đan bằng tre, trát vỏ sắn thuyền có độ bền, độ dẻo chịu đựng được sóng biển. Nước không thấm được vào trong thuyền. Thuyền nhẹ dễ cơ động trên sông, biển.

Nghề đan đăng, đó, lờ phát triển tạo ra những công cụ đánh bắt tôm cá thích hợp, hiệu lực cao nơi sông ngòi ven biển.

Nghề đan chài, lưới, vó… phát triển rất mạnh tạo ra ngư cụ lợi hại trong khai thác thủy hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bằng những sợi tơ, người thợ xe thành sợi săn và đan thành những tấm lưới dài hàng trăm mét, rộng 4-5 mét để đánh cá trên biển.
net
net
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808


Về Đầu Trang Go down

truyen - Những nghề truyền thống ở Hải Hậu Empty Re: Những nghề truyền thống ở Hải Hậu

Bài gửi by pingpoong 04/01/12, 02:22 pm

còn nghề Muối, Nghề Cá, nghê chiếu cói, nghề cây cảnh..... nữa cụ ơi
pingpoong
pingpoong
Mem cấp 2
Mem cấp 2

Tham gia : 04/01/2012
Bài viết : 45


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết