Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011

3 posters

Go down

tuyen - Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011 Empty Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011

Bài gửi by nguoila_docbuoc 10/01/11, 06:17 am

tuyen - Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011 1294450252_tuyen-sinh22Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không?
Thứ Bẩy, ngày 08/01/2011, 10:00
(giao duc 24h) - Mặc dù Bộ GD-ĐT khẳng định kì thi ĐH, CĐ vẫn giữ ổn định nhưng với việc giao cho 6 trường trọng điểm nghiên cứu phương án tuyển sinh mới đã làm nóng lên cụm từ “tự chủ tuyển sinh”. Một lần nữa những người trong cuộc lại đặt ra câu hỏi: Nên hay không?

Trước năm 2002, cũng vì cụm từ “tự chủ tuyển sinh” mà ngành giáo dục đã phải “toát mồ hôi” trong việc giải quyết vấn đề thí sinh đổ xô ra các thành phố lớn luyện thi, lộ đề, những tiêu cực trong kì thi tuyển sinh... Vào thời điểm đó, phương án “3 chung” đã được lựa chọn để “triệt hạ” những bất cập này.

Tại hầu hết các hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc (từ năm 2002 đến nay), lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ đã phải thẳng thắn thừa nhận, từ khi tồn tại giải pháp thi “3 chung” công tác tuyển sinh đã nghiêm túc hơn, các trường đỡ chịu áp lực hơn trong khâu ra đề thi…, và điều quan trọng nhất là tạo cơ hội cho học sinh chuyển đổi ngành học.

Cái chưa được lớn nhất của phương án ba chung là thí sinh tập trung thi cùng đợt quá đông khiến cả xã hội phải "gồng mình" chống đỡ. Để khắc phục điểm yếu này, mấy năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã cải tiến, thành lập 3 cụm thi để giảm sự quá tải ở các thành phố lớn và tiết kiệm cho phụ huynh và thí sinh.

Theo đánh giá của GS. TS Nguyễn Hữu Dư - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội thì trong quá trình thực hiện “3 chung” nhà trường không thấy có bất cập nào đáng kể ngoài việc có một vài năm việc ra đề thi không được phân lập lắm giữa học sinh giỏi và khá.

Vấn đề này cũng được các trường đề xuất hàng năm lên Bộ đó là nên có một số câu hỏi hơi khó mà chỉ có học sinh giỏi mới làm được. Năm 2010 thì đề thi đã bắt đầu làm được điều đó khi mà điểm tuyệt đối 30/30 trên toàn quốc giảm xuống rất mạnh. Đây là cách làm tích cực và cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa.

Chung với quan điểm này, GS.TS Lê Kim Truyền, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi cho rằng việc tổ chức tuyển sinh theo ba chung là những cải tiến tích cực. Việc một số trường muốn cải tiến đề thi cho phù hợp với đặc điểm của trường mình không phải là vấn đề quá lớn bởi đa số tuyển đầu vào từ cái nền của cấp phổ thông. Số trường tuyển sinh theo tính đặc thù là không nhiều.

Song trên thực tế, từ khi “3 chung” ra đời thì công tác tuyển sinh của một số trường gặp nhiều khó khăn như không tuyển đủ chỉ tiêu, một số ngành học phải đóng cửa vì không có sinh viên…Chính vì thế, trong những cuộc hội thảo gần đây không ít trường đã mạnh dạn đòi quyền tự chủ tuyển sinh để khỏi phụ thuộc vào mức điểm sàn.

Trước vấn đề này GS. TS Nguyễn Hữu Dư cho rằng nếu một trường đẳng cấp nhưng chưa chuẩn bị đủ điều kiện chín muồi song vì lý do thị trường người ta vẫn nôn nóng muốn lấy sinh viên vào, nếu giao tự chủ tuyển sinh thì sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế nếu Bộ GD-ĐT có chủ trương này thì chỉ nên giao quyền tự chủ tuyển sinh cho những trường thực sự có đủ năng lực.

Cũng theo GS Dư thì việc tồn tại thêm một kì thi riêng dành cho các trường có đủ năng lực song hành với kì thi “ 3 chung” thì sẽ cồng kềnh và tốn kém hơn nhưng bù lại sẽ tăng thêm cơ hội cho những thí sinh có học lực khá giỏi.

Qua tìm hiểu của chúng tôi đối với các trường được Bộ GD-ĐT giao cho nhiệm vụ nghiên cứu phương án tuyển sinh mới thì đa số đều chọn giải pháp tổ chức kì thi riêng khác đợt với “3 chung”. Song cũng có vấn đề đặt ra là khi tách thành hai đợt riêng biệt như vậy dẫn đến nguy cơ sự tập trung quá nhiều thí sinh ĐKDT vào một trường.

“Khi làm như vậy thì đòi hỏi các trường được tổ chức thi riêng phải đưa ra một chuẩn để sàng lọc bớt thí sinh ĐKDT. Theo tôi thì trong đợt thi này chỉ nên dành cho những thí sinh có học lực khá, giỏi. Nếu các em không trúng tuyển thì vẫn còn cơ hội ở kì thi “3 chung” tiếp theo”, GS Dư đưa ra biện pháp.

Cùng chung quan điểm này, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (một trong 6 trường được Bộ GD-ĐT giao cho nghiên cứu phương án tuyển sinh mới) cho rằng: “Nếu số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tập trung vào một trường nào đó quá lớn thì khâu tổ chức thi khá phức tạp. Việc đưa ra chuẩn sàng lọc thí sinh cũng phải tính toán rất kỹ và đồng bộ”.

Theo đánh giá của các chuyên gia tuyển sinh, vấn đề “tự chủ tuyển sinh” luôn là sự “khát khao” của nhiều trường, chính vì thế Bộ GD-ĐT cần đưa ra những tiêu chí lựa chọn công khai để bản thân các trường và xã hội cùng tham gia đánh giá.
nguoila_docbuoc
nguoila_docbuoc
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 13/08/2010
Bài viết : 257


Về Đầu Trang Go down

tuyen - Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011 Empty Re: Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011

Bài gửi by test 10/01/11, 12:00 pm

Bộ GD& ĐT hãy làm đúng việc của mình, đừng ôm việc của người khác cho rặm bụng và làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước. Muốn cho các đại học mạnh lên, phải trả lại quyền tự trị cho chúng.

Nguyên nhân chính của sự yếu kém


Bộ GD& ĐT quyết định về khung chương trình của các đại học. Chính phủ ban hành mẫu điều lệ chung cho các trường, Bộ GD&ĐT duyệt điều lệ và quyết định các nhân sự chủ chốt, nhà nước phong giáo sư cho các trường... Đấy là những "sáng tạo" hết sức Việt Nam mà hiếm khi thấy trên thế giới, một "sự sáng tạo" tai hại.

Đơn giản, đấy không phải là việc của nhà nước và Bộ GD&ĐT, đấy là việc của mỗi đại học. Nhà nước đừng làm những việc không phải của mình. Đó là một trong những nguyên nhân chính của sự yếu kém của nền đại học Việt Nam.

Tại tất cả các nước phát triển, các đại học (công hay tư) phần lớn hoạt động như các tổ chức phi vụ lợi (kể cả đa số các trường tư, trong khi Việt Nam chưa có quy định về các tổ chức như vậy một cách rõ ràng, mà đó phải là một nhiệm vụ của nhà nước). Các đại học hoàn toàn tự trị: Chúng tự quyết về chương trình giảng dạy, về nhân sự, về cách tuyển sinh, về việc bổ nhiệm giáo sư. Tự quyết về nhân sự, lương, ngân sách (mà một phần thu ngân sách của trường là từ chi ngân sách nhà nước và việc cấp ngân sách ấy là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước) ...

Một giáo sư luôn là giáo sư về ngành gì và của trường nào, không có chuyện giáo sư "đại trà" và nhất là không có chuyện "giáo sư" chẳng gắn với cơ sở đào tạo nào như ở Việt Nam. Các đại học có thể lập ra các hiệp hội để giám sát và đảm bảo chất lượng, phối hợp sự liên thông. Nhà nước chỉ quản lý bằng luật, làm đúng nghĩa vụ của mình và không được phép can thiệp vào chuyện nội bộ của các đại học.

Để phát triển kinh tế - xã hội, tất cả các nước đều dựa vào 3 nguồn lực chính: Con người, tài nguyên thiên nhiên (mà kinh tế học gọi chung là "đất đai") và vốn.

Tăng trưởng kinh tế của chúng ta những năm gần đây phụ thuộc quá nhiều vào vốn (phần đóng góp của vốn cho tăng trưởng kinh tế lên đến trên 60%). Trong khi vốn của chúng ta chưa nhiều nên phải dựa nhiều vào vốn từ bên ngoài: Vay mượn, vốn đầu tư nước ngoài. Dùng vốn vay không khéo, kém hiệu quả có thể đẩy đất nước lâm vào cảnh nợ nần.

Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, nên có hạn. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như rừng tự nhiên, dầu thô, các khoáng sản khác, nước, không khí ... sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và xuống cấp nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường.

Nguồn nhân lực là tài nguyên lớn nhất, quan trọng nhất và có thể tái tạo được của đất nước. Nhưng phải đầu tư cho nó: Chăm sóc sức khỏe để người dân được khỏe mạnh, cường tráng. GD để người dân có hiểu biết, có kỹ năng trở thành người lao động có hiệu quả.

Đừng "ôm rơm rặm bụng"

Để có phát triển bền vững việc nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng tài nguyên quan trọng nhất, tái tạo được của đất nước - tài nguyên con người - phải là ưu tiên số một, dài lâu và liên tục. Chính sách của nhà nước về lĩnh vực này phải là các chính sách quan trọng nhất, cần sự quan tâm nhiều nhất của Chính phủ và của toàn dân.

Chính vì thế các chính sách GD& ĐT , các chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân phải là quốc sách.

Đấy là những điều đơn giản, dễ hiểu tưởng chừng ai cũng biết. Người ta có vẻ hiểu những điều đơn giản trên. Người ta rao giảng về các quốc sách hàng đầu: GD& ĐT, chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng, trên thực tế Bộ GD& ĐT, Bộ Y tế là các bộ yếm thế nhất trong Chính phủ.

Trong hơn 20 năm đổi mới, có lẽ ngành giáo dục là ngành ít đổi mới nhất. Đấy là một tai họa, chính vì thế đòi hỏi cải cách GD là đòi hỏi bức bách.

Quay lại chuyện "chưa trao quyền tuyển sinh cho các trường" đại học và cao đẳng. Một ông thứ trưởng mới, từng là hiệu trưởng của một đại học, nói với báo chí về việc trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường rằng: "Chưa thể khẳng định được vì việc giao quyền tự chủ cho các trường không phải đồng loạ,t mà những trường nào thực sự có đủ năng lực thì Bộ GD& ĐT mới giao quyền tự chủ.

Trong khi đó, năng lực quản lý, đội ngũ, cơ sở vật chất... của các trường rất khác nhau. Bộ GD& ĐT chỉ giao cho 2 ĐH Quốc gia và 4 ĐH trọng điểm cùng Bộ nghiên cứu phương thức tuyển sinh chứ không phải giao quyền tự chủ cho các trường".

Hiệu trưởng các trường đại học đã đòi "quyền tự chủ", không chỉ "quyền tự chủ tuyển sinh", từ lâu. Chẳng rõ khi còn làm hiệu trưởng của một trường đại học thì ý kiến của ông thứ trưởng này ra sao.

Người ta biện bạch, tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm. Hoàn toàn đúng, nhưng là trách nhiệm với ai? Trước hết là với các sinh viên, với những người sử dụng lao động, với xã hội... chứ không chỉ với Bộ GD& ĐT.

Ai là người giám sát chất lượng đào tạo? Có lẽ Bộ GD& ĐT nghĩ rằng đó là trách nhiệm của mình. Người đánh giá, giám sát chất lượng có thẩm quyền nhất là những người sử dụng lao động, là xã hội dân sự, là các sinh viên, là báo giới, là các chuyên gia, là hiệp hội các trường mà rất cần tạo điều kiện cho chúng ra đời... chứ không chỉ là Bộ GD& ĐT (và tôi nghi ngờ năng lực đó của Bộ).

Nhà nước, Bộ GD& ĐT hãy làm đúng việc của mình, đừng ôm việc của người khác cho rặm bụng và làm tổn hại đến sự phát triển của đất nước. Muốn cho các đại học mạnh lên, phải trả lại quyền tự trị cho chúng.

Để có phát triển bền vững việc nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng tài nguyên quan trọng nhất, tái tạo được của đất nước - tài nguyên con người - phải là ưu tiên số một, dài lâu và liên tục. Chính sách của nhà nước về lĩnh vực này phải là các chính sách quan trọng nhất, cần sự quan tâm nhiều nhất của Chính phủ và của toàn dân....

...Đấy là những điều đơn giản, dễ hiểu tưởng chừng ai cũng biết. Người ta có vẻ hiểu những điều đơn giản trên. Người ta rao giảng về các quốc sách hàng đầu: GD& ĐT, chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng, trên thực tế Bộ GD& ĐT, Bộ Y tế là các bộ yếm thế nhất trong Chính phủ.

Bài viết của Tác giả: Nguyễn Quang A
Đăng trên TUANVIETNAM.NET
test
test
Developer Team
Developer Team

Tham gia : 16/03/2010
Bài viết : 1760


Về Đầu Trang Go down

tuyen - Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011 Empty Re: Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011

Bài gửi by dechec9 10/01/11, 12:40 pm

NÊN @!

năm vừa rồi BK tuyển bê bết quá ! :y27:
dechec9
dechec9
Mem cấp 4
Mem cấp 4

Tham gia : 07/12/2009
Bài viết : 311


Về Đầu Trang Go down

tuyen - Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011 Empty Re: Tự chủ tuyển sinh: Nên hay không? Đại học 2011

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết